Bữa Tiệc Ly và Nghi Thức Rửa Chân trong Tuần Thánh

Thứ Năm Tuần Thánh bắt đầu cao điểm cho 3 ngày cực Thánh Tam Nhật Vượt Qua ~Triduum, hay Tam Nhật Thánh trong cộng đoàn.

Trong Thánh Lễ Tiệc Ly năm nay, 12 “Tông Đổ” trong cộng đồng dân Chúa đuợc chọn ra trong nghi thức rửa chân trong Thánh Lễ gồm một số giáo dân sinh hoạt trong các phụng vụ của ban nghành, từ các em nhỏ cho đến nguời lớn tuổi đại diện mẫu số chung đầy đủ mọi thành phần trong nghi thức Rửa Chân trong giáo xứ.

LINH MỤC NHÁNH XỨ & CHA QUẢN NHIỆM
BAN HIẾP THÔNG
CA ĐOÀN
THIẾU NHI THÁNH THỀ
BAN TRẬT TỰ
BAN THUỜNG VỤ
CÁC EM GIÁO LÝ
RỬA CHÂN CHO DỰ TÒNG
CÁC BÀ MẸ CÔNG GIÁO

Lễ tưởng niệm Bữa Tiệc Ly của Chúa Giêsu

@Phụng vụ Tuần Thánh: Cơ Cấu và Ý nghĩa các Nghi Thức; TGP Sài Gòn

.

Với Thánh Lễ Tưởng Niệm Bữa Tiệc Ly này, Giáo Hội bắt đầu Tam Nhật Thánh. Ban chiều, vào giờ thuận tiện, cử hành Thánh Lễ Tưởng Niệm Bữa Tiệc Ly của Chúa Giêsu.

Trong thánh lễ này Giáo Hội tưởng niệm ba sự việc sau đây:

– lập phép Thánh Thể

– lập chức linh mục

– ban giới răn mới.

Các bài đọc Sách thánh nói lên ba yếu tố trên đây và gợi ý tới mầu nhiệm vượt qua của Chúa Kitô (bài đọc I: Xh 12,1-8.11-14), việc lập Bí tích Thánh Thể và chức linh mục (bài đọc II: 1Cr 11,23-26) và ban giới răn mới và cử chỉ khiêm nhường nên gương cho tất cả, qua nghi thức rửa chân (bài Phúc Âm: Ga 13,1-15). Nghi thức rửa chân cũng cho thấy việc Con Thiên Chúa hạ mình cho đến chết để nên hiến tế cho nhân loại, nên gương cho các môn đệ đi theo Chúa Giêsu.

Sau thánh lễ có việc kiệu Thánh Thể sang một nhà tạm để chầu Thánh Thể. Đây là việc Kiệu Thánh Thể và chầu Thánh Thể duy nhất trong Phụng vụ đã có từ lâu đời. Về sau mới có việc rước kiệu và tôn thờ Thánh Thể qua các hình thức tôn thờ khác. Việc chầu Thánh Thể công cộng kéo dài cho tới nửa đêm, sau đó có thể tiếp tục chầu riêng cho tới Lễ nghi ngày hôm sau.

Comments are closed.