Nguồn gốc, Lịch sử kinh Mân Côi, Chuỗi hạt Mân Côi, Hội Mân Côi

PHẦN I:     Nguồn gốc, Lịch sử kinh Mân Côi, Chuỗi hạt Mân Côi, Hội Mân Côi       

Trong các kinh nguyện của Kito giáo, có lẽ kinh Kính mừng là phổ thông nhất. Hằng triệu triệu người công giáo đọc kinh Kính Mừng mỗi ngày. Với tràng chuỗi Mân Côi trong tay, những người con của Mẹ, có thể họ là Giáo Hoàng, Hồng Y , Giám Múc, nam nữ tu sĩ, là những cộng đồng dân chúa đơn sơ chất phác, có thể họ là những luật sư, kỹ sư, bác sĩ, có thể họ là sinh viên, học sinh, thanh thiếu niên, có thể là trẻ thơ 5 tuỗi , đều có lòng sùng kính Đức Mẹ, hằng ngày cùng nhau lần chuỗi Mân Côi. Họ càng đọc, càng thấy lời kinh êm ái, ngọt ngào, dịu dàng . Đó là kinh Kính Mừng trong chuỗi hạt Mân Côi mà chúng ta đang xử dụng.Ở đây chúng tôi chỉ xin trình bày ngắn gọn tổng quát về Nguồn gốc và Lịch sử kinh Mân Côi. Vì như chúng ta đã biết hình thành chuỗi hạt Mân Côi như ngày này, thì đã phải trải qua bao nhiêu thời kỳ thay thế, bổ túc, qua các thánh Giáo Phụ, cũng như qua các thánh có lòng kính mền Đức Mẹ Mân Côi đặc biệt, như các thánh Giáo Hoàng Pio V, thánh Louis Marie Grignion de Montfort, các ĐGH Leo Xlll, ĐGH Gioan Phaolo 2. Có hiểu rõ nguồn gốc kinh Mân Côi và chuỗi hạt Mân Côi thì khi ta lần chuỗi Mân Côi, mới cảm thấy sốt sắng và say mê lần chuỗi Mân Côi.

1-    Nguồn gốc kinh Mân Côi:   Thời Trung Cổ, các tu sĩ và giáo dân thường có thói quen đọc kinh Thần Vụ mỗi ngày. Kinh Thần Vụ gồm có 150 bài ca vịnh của Vua Đavit, để ca ngợi và cảm tạ Thiên Chúa. Các thánh vịnh này, được chia ra làm 3 nhóm, mỗi nhóm gồm có 50 Thánh Vịnh. Người ta có thể đọc ban sáng 50 thánh vịnh, ban trưa 50 Thánh vịnh , và ban chiều tối 50 thánh vịnh. Thời gian đọc thánh vịnh này cũng kéo dàì khoảng 1 thời gian khá lâu.     

 Tuy nhiên sau này, vì công việc quá bận rộn với công việc hằng ngày, cho nên thay vì đọc 150 bài thánh vịnh, thì Hội thánh đã cho phép đọc 150 kimh Lạy Cha, để thay thế 150 thánh vịnh, mà cũng gọi là kinh thần vụ. Kinh Thần Vụ mới này rất tiện lợi cho giáo dân và cho cả 1 số tu sĩ nữa. 150 kinh Lạy Cha này, cũng được chia ra 3 nhóm, mỗi nhóm 50 kinh Lạy Cha, cũng đọc sáng, trưa, và tối.       Từ việc sùng kính Chúa Cứu thế, khi đọc 150 kinh lạy Cha, thì người ta liên tưởng đến việc sùng kính khác, tức là suy ngắm cuộc đời Đức Mẹ. Vì cuộc đời Đức Mẹ gắn liền với cuộc đời Chúa Jesu Con Mẹ. Từ đó phát sinh ra những việc làm tôn sùng Đức Mẹ khác nữa. Kết qủa là 1 chuỗi nối tiếp “Thánh vịnh Đức Mẹ Maria” gồm 150 lời ngợi khen chúc tụng Mẹ của Tổng Lãnh Thiên Thần Gabiriel khi truyện tin cho Đức Mẹ. 150 lời ngợi khen này, tức cũng là 150 lời chào kính của Tổng lãnh Thiên Thần Gabiriel: “Kính mừng Maria, đầy ơn phúc Đức chúa Trời ở cùng Bà”, và sau này, được thêm lời chào mừng của  bà Elisabeth:  “Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Jesu con lòng Bà gồm phúc lạ.”  Còn vế 2 kinh Kính Mừng: “Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con, là kẻ có tội khi nay, và trong giờ lâm tử”, thì mãi đến thế kỷ XV, do Bửu Sắc Consueverent Romani Pontifices của ĐGH Pio V, mới được chính thức công nhận, ghép vào kinh kính mừng để đọc như ngày nay.  Thánh vịnh Đức Mẹ Maria cũng được chia ra thành 3 nhóm, mỗi nhóm 50 kinh kính mừng. Và cũng có thể đọc, sáng 50 kinh, trưa 50 kinh, và chiều tối 50 kinh. Và để giữ y nguyên kinh Lạy Cha để tôn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi, thì người ta vẫn duy trì đọc1 kinh lạy Cha, trước khi đọc 10 kinh kính mừng. Kết thúc mỗi 10 kinh kính mừng, thì đọc thêm kinh Sáng danh, để vinh danh Thiên Chúa Ba ngôi: Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần.

2-    Lich sử kinh Mân Côi:   Đức Mẹ truyền cho thánh Dominico truyền bá kinh Mân Côi, vì những tai hoạ do bè rối Albigense phá hoại, nhất là tại miền nam nước Pháp. Thánh nhân thiết tha cầu nguyện xin Đức Mẹ thương đến các linh hồn và Giáo Hội, thì Đức Mẹ hiện ra với Người , có 3 vị Nữ hoàng, y phục lộng lẫy, mỗi vị có 50 trinh nữ theo hầu. Đức Mẹ phán bảo thánh nhân: ”Hỡi con, Mẹ xin Thiên Chúa được ơn cải tạo hoàn sinh cho nhân loại. Con hãy chịu khó đi rao giảng cho dân chúng cách cầu nguyện, và suy ngắm các màu nhiệm, từ truyền tin, cho Đức Mẹ”. Nói đến đây Đức Mẹ chỉ vào 3 đoàn trinh nữ mặc áo khác nhau: trắng, đỏ, vàng. Ngài tiếp tục dạy cho thánh nhân ý nghĩa các màu nhiệm 5 sự Vui, 5 sự Thương, và 5 sự Mừng. Nhờ đó, mà thánh nhân biết được kinh Mân Côi sẽ là khí giới thần lực,đánh bại các phe lạc giáo và cứu vãn Giáo Hội.        Người đi đến đâu cũng giảng về chuỗi hạt Mân Côi. 1 hôm từ Fanjeaux đến thành Prouille giảng đạo. Mọi nhà đều đóng cửa. Ngài đến nhà thờ thành Prouille, qùy ở ngoài hè, khóc lóc và đọc kinh Mân Côi. Bỗng nhiên Đức Mẹ hiện ra phán bảo” Mẹ đã nhận tấm lòng thành kính của con dâng lên Mẹ, như nhũng đóa hoa hồng hái trong mưa ướt” Dominico ngẩng mặt lên, mà chẳng thấy gì. Ngài lại tiếp tục đọc kinh Mân Côi, và cầu xin cho thành Prouille ăn năn trở lại. Bỗng nhiên lại có tiếng nói: “ Hỡi con, con hãy hái cho Mẹ những đoá hoa Mân Côi xứng đáng. Hãy hái cho Mẹ những hoa hồng bất diệt, để Mẹ cứu các linh hồn”. Thánh nhân hỏi lại Đức Mẹ: “Mẹ chỉ cho con những hoa nào hoàn hảo nhầt”. Đức Mẹ trả lời: “Hoa hoàn nhất, chính là những kinh Kính Mừng mà con đang đọc” Dominico sung sướng vì đã tìm ra được bí quyết,  với niềm hy vọng trào dâng lên. Bấy giờ Đức Mẹ mới hiện ra rõ ràng, nghiêng mình và nâng cửa nhà thờ Prouille cho thánh nhân bước vào.  Mặt Đức Mẹ sáng láng, áo trắng như tuyết. Ở tay và chân có hoa hồng tươi nở, toả hương thơm ngào ngạt. Dominico bật tỉnh dậy, Đức Mẹ lại phán tiếp:” Con hãy khéo léo đừng để úa những đoá hoa ngào ngạt ấy. Con hãy hái những đoá hoa nào nồng nàn nhất đối với con”.  Dominico quay nhìn Đức Mẹ. Tức thì 9 phẩm thiên thần hoà nhịp ca tụng Đức Mẹ. Đức Mẹ lại phán: “ Hỡi con, Mẹ khen con đã biết kết ren vào tà áo Mẹ. Cách trang hoàng của con làm cho Mẹ  xinh đẹp trước nhanChúa. Mẹ sẽ trang hoàng cho con bằng 1 mùa hoa nở. Con hãy cùng Mẹ vào cánh đồng trên Trời, hái những đóa hoa bất diệt” Dominico sung sướng  cầm tay, nắm áo Đức Mẹ, xuyên qua các tầng mây xanh trên trời. Ở đây, Người được thờ phượng Thiên Chúa Ba Ngôi, và thấy những chục kinh Kính Mừng Ngài đã đọc, đuợc dính lắc rắc trên ngai toà Chúa. Ngài được thấy các thần thánh chúc tụng Chúa Ba Ngôi.  Rồi Đức Mẹ biến đi.  Dominico hồi tỉnh lại, thấy mình trơ trọi, cô đơn trong đêm tối ở ngoài cửa nhà thờ thành Prouille như đêm trước , thổn thức với những thị kiến đêm qua. Tảng sang, Người trở về Fanjeaux tiếp tục rao giảng chuỗi Mân Côi. Nhờ đó bè rối Albigense tan rã. Giáo Hội lại được thanh bình.

3-    Chuỗi hạt Mân Côi: Vào thế kỷ thứ Vl, thánh nữ Brigitta dùng những viên đá nhỏ để đếm kinh Lạy Cha. Như vậy,  trước thế kỷ thứ X, người ta đã lần hạt bằng kinh Lạy Cha, và đếm bằng viên đá nhỏ. Thế kỷ thứ Xl, mới có trọn vẹn cả kinh Kính Mừng như ngày nay. Dần dần đặt ra từng chục để chỉ mỗi sự màu nhiệm: Vui mừng, Ánh Sáng, Thương Khó, Hiển Vinh của cuộc đời Chúa Jesu và Đức Mẹ. Thay vì đếm bằng viên đá như ngày xưa, thì ngày nay người ta đã chế biến thành ra chuỗi hạt rất đẹp, có khi làm bằng gỗ, bằng đá, có khi làm bằng kim khí, nối liền 50 hạt lại với nhau bằng 1 sợi dây kim khí. Chuỗi hạt Mân Côi chỉ là 1 dụng cụ người ta dùng để đếm kinh Kính Mừng. Nhưng là 1 dụng cụ để đọc kinh dâng lên cho Đức Mẹ, cho nên tự nhiên chuỗi hạt Mân Côi trở thành 1 dụng cụ thánh, vì chuỗi Mân Côi nào cũng phải có cây thánh giá, mà Đức Mẹ rất ưa thích, khi người ta mang chuỗi hạt Mân Côi trong mình. Vì lý do rất dễ hiểu là có mộ mến đọc kinh Mân Côi, thì mới mang chuỗi hạt Mân Côi. Do đó, Đức Mẹ thường ban ơn cho những ai đeo chuỗi hạt Mân Côi.

4-    Hội Mân Côi :    Vấn đề quan trong nhất trong loạt bài này, hay là trong cuốn sách này, là nói vềHội Mân Côi  (The Confraternity of the Rosary) mà Giáo Hội, qua các Đức Giáo Hoàng hằng khuyến khích giáo dân hãy gia nhập Hội Mân Côi để được hưởng nhiều ơn ích bởi chuỗi hạt Mân Côi. Thật sự mà nói, trong số nhiều người công giáo chúng ta, đã có rất nhiều người có lẽ chỉ biết lần chuỗi Mân Côi kính Đức Mẹ, mà không hiểu biết gỉ về sự quan trọng của Hội Mân Côi.     Như ở trên chúng tôi đã trình bày về nguồn gốc, và sự tích của kinh Mân Côi , và tất cả sự quan trọng của chuỗi hạt Mân Côi, mà chính Đức Mẹ khi hiện ra bất cứ ở đâu , với bất cứ vị thụ khải nào, Đức Mẹ đều khuyến khích con cái Mẹ hãy năng lần chuỗi Mân Côi. Và chỉ có chuỗi Mân Côi là làm đẹp lòng Đức Mẹ nhất.  Đức Mẹ còn nói: “ Nếu chúng con lần chuỗi Mân Côi, mà cầu xin với Mẹ bất cứ điều gì, thì Mẹ sẽ ban cho chúng con được như ý”.  Đọc các truyện tích trong sách này, quý bạn sẽ thấy Đưc Mẹ đã ban muôn vàn ơn lành, ơn lạ , phép lạ cho những ai mộ mến chuổi Mân Côi, và năng đọc kinh Mân Côi.    Chính vì thế mà nhiều Đức Giáo Hoàng hằng khuyến khích cộng đồng Dân Chúa hày sốt sắng tích cực năng lần chuỗi Mân Côi, và gia nhâp Hôi Mân Côi, để tỏ lòng kinh mến Đức Mẹ 1 cách thiết thực hơn. Ngưòi công giáo nói: tôi có lòng kính mến Chúa Giêsu, mà không bao giờ rước Thánh thể Chúa, thì đâu có phải là kính mến Chúa. Cũng vậy, khi nói tôi kinh mến Đức Mẹ, mà không bao giờ lần hạt kính Đức Mẹ, thì đâu có phải là kinh mến Đức Mẹ.  Bởi vậy, nếu 1 hội đoàn nào nói là hội đoàn của Đức Mẹ, mà không có điều lệ bắt buộc phải lần chuỗi Mân Côi, thì theo tôi, không phải là 1 hội đoàn mà được Đức Mẹ yêu thích và chấp nhận.  Thánh Thể luôn luôn gắn liền với chúa Giesu thể nào, thi chuỗi hạt Mân Côi cũng gắn liền với Đức Mẹ cũng thể ấy.Để chứng minh điều đó, chúng tôi xin đan cử mấy lời tuyên bố của các vị Giáo Hoàng sau đây:– Đức Giáo Hòang Alexandria Vll đã nói : Hội Mân Côi có thể giữ vững được Hội Thánh.– Đức Giáo Hoàng Pio V nói: nhờ Hội Mân Côi được phát triển khắp nới, mà giáo dân trở nên thánh thiện.– Đức Giáo Hoàng Leo X khuyến khích thành lập các Hội Mân Côi tại các điạ phận, và Giáo Xứ. Ngài còn gọi các Hôi Mân Côi là chiến lũy ngăn cản sự dữ, là tường lũy ngăn cách xua đuổi ma vương ác quỷ.  – Đức Giáo Hoàng Sixto lV đã chính thức thừa nhân Hội Mân Côi là của Hôi Thánh, do Hội Thánh chính thức truyền bá cho khắp thế giới công giáo.– Đức Giáo Hoàng XXlll ban Thông Điệp “Gracia Recordacio” ngày 26/9/1959 khuyến khích giáo dân năng lần chuỗi Mân Côi , và gia nhập Hội Mân Côi. Ngài còn nói kinh Mân Côi là hơi thở của mổi tâm hồn.– Đức Giáo Hoàng Leo Xlll được mệnh danh là Giáo Hoàng Mân Côi, đã nói: Không lời cầu nguyện nào giúp ta thêm lòng kính mền Đức Mẹ bằng kinh Mân Côi. Người hằng khuyến khích giáo hữu hãy tích cực sốt sắng gia nhập Hội Mân Côi, để được hưởng nhiều ơn ích như Đức Mẹ đã hứa với thánh Dominico, Chân Phước Allan de la Roche, thánh Genevieve, thánh nữ Metilda.  Vậy Hội Mân Côi quan trọng như thế nào, mà chính Đức Mẹ, các Đức Giáo Hoàng, và Hội Thánh hằng khuyến khích mọi người công giáo hãy gia nhập Hôi Mân Côi?      Như chúng ta đả biết, theo các Tông thư, Tông huấn cuả các Đức Giáo Hoàng, và nhất là theo tài liệu của Thánh Louis Marie Grignion de Montfort, khi ta lần chuỗi Mân Côi kính Đức Mẹ, là 1 điều rất tốt lành. Đức Mẹ sẽ tuỳ lòng sốt sắng, mà ban ơn cho phù hợp với lòng sốt sắng của chúng ta. Nhưng nêu chúng ta đã gia nhâp Hôi Mân Côi, mà khi lần 1 chuỗi hạt Mân Côi như vậy, thì được hưởng các công phúc khác do toàn thể Hôi Mân Côi kết hợp lại. Thí dụ cụ thể sau đây: nếu chúng ta gia nhập Hôi Mân Côi, mà Hội Mân Côi có 400 hội viên. Khi ta lần 1 chuổi hạt Mân côi, thì được kết hợp với 400 chuỗi Mân côi của các Hôi viên khác. Tự nhiên 1 chuỗi hạt Mân côi của chúng ta, sẽ có giá trị bằng 400 chuỗi hạt Mân Côi của 400 hội viên kết hợp lạị. Điều này đã có rất nhiếu anh chị em thắc mắc, và chưa tin sự liên kết này. Mặc dù chúng tôi đã trưng bày rất nhiều bằng chứng của Hội Thánh, và cuả các Đức Giáo Hoàng về sự thông công siêu nhiên này. Không lẽ chỉ đọc 1 chuỗi hạt Mân Côi, mà được hưởng công phúc bằng 400 chuỗi Mân Côi, thì quá sức tưởng tượng !  Nhưng sự thật là như vậy.  Chính Đức Mẹ đã rộng ban an ơn cho con cái Mẹ trong Hội Mân Côi  là như thế đó !      Vậy Hôi Mân Côi đã có từ bao giờ , và do ai sáng lập ?Vào giữa thế kỷ thứ XV, là 1 thời gian lịch sử của Chuỗi hạt Mân côi. Chuỗi hạt Mân Côi được đặt vào tay nhiều người công giáo thời bấy giờ. Thế nhưng, lúc đó kinh Mân Côi chỉ được coi như là 1 phương thúc cầu nguyên riêng tư , chưa phải là kinh nguyện cộng đồng đưọc dân Chúa khắp nơi sử dụng. Do đó, các tu sĩ dòng thánh Dominico vẫn hằng cổ võ  vận động để được Hội Thánh chấp nhận. 1 trong những tông đồ sốt sắng vận động để được Giáo Quyền chính thức thừa nhận, như là kinh nguyện phổ cập cho toàn thế giới công giáo. Đó là chân phước Alan de la Roche, tu sĩ dòng thánh Dominico, và cũng là sáng lập viên các Hiệp Hội kinh Mân Côi.  Chân Phước sinh năm 1428 tại Anh Quốc, gia nhập dòng thánh Dominico tại tỉnh Dinan. Sau khi tốt nghiệp, Ngài đã được mời dạy tại kinh thành Ánh Sáng. Chân Phước Alan de la Roche có 1 đới sống rất đạo đức, thánh thiện, và đặc biệt Ngài có lòng kinh mến Đức Mẹ. Đi đến đâu Ngài cũng giảng về kinh Mân Côi, và lập ra nhiệu Hội Mân Côi khắp nơi Ngài đi giảng. Do đó Hội Mân Côi do Ngài sáng lập vào năm 1470, có 1 ảnh hưởng rất lớn trong việc thành hình nên chuỗi hạt Mân Côi ngày nay. Dựa trên bằng chứng lịch sử, có người cho rằng Chân Phước Alan de la Roche xứng đáng được gọi là Cha của kinh Mân Côi, hơn là thánh phụ Dominico. Bởi vì trong thực tế những sách viết vể Kinh Mân Côi, xuất hiện sau khi chân phước qua đời, đều dựa trên, hoặc trích dẫn những tác phẩm của Ngài. Chính Chân Phước cũng là người dầu tiên thuật lại truyện Đức Mẹ trao ban tràng hạt Mân Côi cho thánh Dominico, và dạy Thánh Nhân cách cầu nguyện bằng kinh Mân Côi. Vào năm 1470 Chân Phước đã thành lâp Hội Mân Côi đầu tiên tại tỉnh Douai, miền bắc nước Pháp, và sau đó lan truyền ra khắp nơi. Người ta đã nô nức thi đua gia nhập Hội Mân Côi do Chân Phước sáng lâp. Tuy vậy mãi đến ngày Sinh Nhật Đức Mẹ 8/9/1475, cũng là ngày Chân Phước qua đời, thể theo lời yêu cầu của Hoàng Đế nước Đức: Frederich lll . Giáo Hội mới chính thức thừa nhận Hội Mân Côi. Sử ghi chép rằng: Vào ngày lễ Sinh Nhật Đức Mẹ , Hoàng Đế Frederich lll và Sứ thần Toà Thánh rước kiệu Đức Mẹ vào thánh đường Đức Mẹ tại Cologne. Hiện diện trong đòan kiệu có các quan khách vi vọng trong Giáo Hôi, và các chính khách trong Vương Quốc Đức. Sau khi tượng Đức Mẹ được làm phép , thì 1 sổ ghi danh được đem đến, để cho những ai xin gia nhập Hội Mân Côi được ghi tên. Vua và Hoàng Hậu đã được ghi danh đầu tiên, và sau đó là các hoàng thân, hoàng tử, xin được ghi danh gia nhập Hội Mân Côi. Tiếp sau đó, nhiều thành phần trong Giáo Hôi, Hoàng Cung, đã xếp hàng để được ghi danh vào sổ Hội Mân Côi. Khi thánh lễ đại trào kết thúc. Hoàng đế hướng về vị đại diện Đức Giáo Hoàng, xin Ngài giúp đỡ, để Hội Mân Côi được sự chuẩn nhận của Đức Giáo Hoàng. Đức Giáo Hoàng Sixto lV đã chính thức thừa nhận Hội Mân Côi, và ban phép được chính thức hoạt động trên toàn thế giới công giáo. Từ ngày đáng ghi nhớ đó, Hội Mân Côi đã được phát triển cách mạnh mẽ, chỉ trong 1 thời gian ngắn là đã có biết bao nhiêu người xin gia nhập Hội Mân Côi. Đến năm 1749 thì đả có cả hàng triêu người xin gia nhập Hôi Mân Côi.  Hôi Mân Côi phát triển 1 cách mau chóng chính là sự đơn giản cho những ai muốn xin gia nhập Hôi Mân Côi, do Chân Phước soạn thảo: không phài đóng tiền bạc, được ghi danh vào sổ Hội, lần chuỗi hạt Mân Côi 50 mỗi ngày, luôn mang theo trong người chuỗi hạt Mân Côi. Bất cứ ờ đâu, ai muốn xin gia nhập Hôi Mân Côi cũng được, miễn là thực hiện những điều cần thiết kể trên.      Đúng như lời Thánh Louis Marie Grignion de Montfort đã nói trong cuốn “Thành thực sùng kính Đức Mẹ”, là đối với người công giáo chỉ có 2 vấn đề quan trọng nhất, là Thánh Thể và Chuỗi hạt Mân Côi. Nếu chúng ta tôn sùng Bí Tích Thánh Thể , năng xem lễ , rước lễ thì làm đẹp lòng Đức Chúa Giêsu biết bao. Cũng vậy, nếu chúng ta tỏ lòng tôn kính Đức Mẹ Maria, năng lần chuỗi Mân Côi, thì sẽ làm đẹp lòng Đức Mẹ 1 cách  tuyệt đối. Và chắc chắn là chúng ta sẽ được rỗi linh hồn. Không những chỉ được rỗi linh hồn, mà còn được nên trọn lành, hay lên thánh nữa. Chính vì nhận biết được sự quan trọng như vậy, cho nên Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolo 2, khi còn bình sinh đã tổ chức năm Thánh Thể, và năm Mân Côi, để ý thức cho toàn thể thế giới công giáo hãy quay về với Chúa Giêsu trong Bí Tích Thảnh Thể, và quay về với Đức Mẹ trong chuỗi hạt Mân Côi. Và cũng để cho toàn dân công giáo hiểu rõ 1 cách sâu sắc về kinh Mân Côi, thì Ngài đã ra Tông Huấn “Rosarium Virginis Marioe” để nói về sự quan trọng, và những ơn ích bởi việc đọc kinh Mân Côi. Sau 2 năm khi Ngài qua đời, thì Đức Giáo Hoàng Benedicto XVl, người kế vị, lại đã ra Tông Huấn “Sacramentum Caritatis” đề cao Bí Tích Thánh Thể. Như vậy là chúng ta thấy rõ ràng Bi Tích Thánh Thể gắn liền với kinh Mân Côi như thế nào. Đúng như Thánh Louis Marie Grignion de Montfort đã nói trong “Bí Mật Kinh Mân Côi”, và “Thành thực sùng kính Đức Mẹ”, là chỉ có 2 vấn đề quan trong nhất đối với kito hữu, là Thánh Thể và Chuỗi hạt Mân Côi. Vậy còn chờ đợi gì nữa, còn chần chừ gì nữa, mà các bạn chưa gia nhập Hội Mân Côi, để được hưởng nhiều ơn ích bởi việc đọc kinh Mân Côi.        Tại các giáo phận, giáo xứ miền bắc Viêt Nam trước đây, nơi nào cũng có các hội đoàn Mân Côi, mà thời ấy người ta thường gọi là hội ROSA (bởi tiếng Rosarium= Mân Côi). Giáo dân thi đua nhau gia nhập Hội Mân Côi rất sầm uất. Mỗi khi đi kiệu Đức Mẹ, các ông thì mặc áo tấc màu xanh, các bà các cô thường mặc áo vóc đỏ đi kiệu , tay cầm chuỗi hạt Mân Côi, đọc kinh rất sốt sắng. Cái cảnh đó bây giờ không còn nũa.  Ngoài Hôi Mân Côi ra, người ta thường có thói quen tổ chức Chuỗi hạt Mân côi sống, hay là Chuỗi hạt Mân Côi liên tiếp cho từng khu xóm. Có nghĩa là cứ mỗi nhóm 15 gia đình họp nhau, phân chia mỗi gia đình 1 ngắm cho đủ 1 tràng chuỗi 150. Thật là 1 thói quen quý hoá, làm đẹp lòng Đức Mẹ biết bao!  Từ ngày di cư vào miền Nam , và di tản sang Mỷ. Chúng tôi thấy it nơi, hoặc không còn Hội Mân Côi nữa. Thật đáng tiếc. Chúng tôi ước mong các cộng đồng, cộng đoàn Việt Nam ở trong nước, cũng như ở hải ngoại, nên tổ chức lại các Hội Mân Côi cho giáo dân được hưởng nhờ như trước đây.       Theo chúng tôi được biết, và theo cuốn sách “ The Rosary. The little Summa” của Đức Hồng Y Cardinal J.Francis Stafford, thì có rất nhiều người Mỹ sốt sắng lần chuỗi Mân Côi, và gia nhập Hội Mân Côi. Trung tâm chính của Hội Mân Côi Mỹ là : Rosary Center, P.O Box 3617, Portland, Oregon 97208Kết luận: Hôi Mân Côi là 1 hội rất cần thiết đối với mỗi người công giáo chúng ta. Và cũng là 1 Hội đoàn mà Đức Mẹ yêu qúy nhất. Vì gia nhâp Hội Mân Côi là có điều khỏan bắt buộc phải lần chuỗi Mân Côi 50 mỗi ngày (và trong lúc rảnh rỗi ta có thể lần chuỗi hạt Mân Côi nhiều hơn nữa). Chỉ khi nào chúng ta chết rồi, chúng ta mới thấy gia nhập Hội Mân Côi là cần thiết, là quan trọng (xem truyện 1 linh hồn hiện về xin gia nhập Hội Mân Côi). Hơn nữa, việc lần chuỗi  Mân Côi mỗi ngày, là dấu chỉ nên thánh, và luôn luôn được Đức Mẹ phủ trì hộ giúp, khi sống cũng như khi chết.


PHẦN ll: 100 Truyện tích về chuỗi hạt Mân Côi

Sau khi đã tìm hiểu về nguồn gốc, và lịch sử kinh Mân, chúng ta biết được rằng: Kinh Mân Côi là do Chính Đức Mẹ ban cho thánh Dominico, để truyền bá cho nhân loại, không phải do bất cứ ai ở thế gian này thành lập ra. Mẹ nói : “Trong các kinh nguyện chúng con dâng lên Mẹ, thì không có việc nào làm đẹp lòng Mẹ cho bằng kinh Mân Côi. Vậy kể từ nay, Mẹ sẽ ban cho những ai lần chuỗi Mân Côi của Mẹ, mà xin Mẹ điều gì, thì Mẹ sẽ ban cho được như ý”
Chúng ta biết rằng: Truyện tích và các phép lạ, ơn lạ, mà Đức Mẹ ban cho chúng ta  thì rất nhiều, không bút giấy nào kể ra cho hết được. 100 truyện tích dưới đây, chúng tôi chĩ sưu tầm, khảo sát riêng về chuỗi hạt Mân Côi. Mặc dù vậy, cũng còn thiếu sót rất nhiều.  Chỉ biết tổng quát là chuỗi hạt Mân Côi rất linh thiêng huyền nhiệm, và làm đẹp lòng Đức Mẹ hơn cả.  Cho nên mỗi khi có việc gì quan trọng, chúng ta hãy chạy đến với Đức Mẹ, bằng chuỗi hạt Mân Côi.Các truyện tích mà chúng tôi kể dưới đây, nếu xét về phương diện khoa học, thì có  truyện tích đươc xem như là vô lý. Nhưng không phải vậy. Nếu chúng ta hoàn tòan tin tưởng vào quyền năng của Thiên Chúa, và của Đức Mẹ, thì không việc gì mà Chúa và Đức Mẹ không làm được.  Những truyện tích này nói lên quyền phép Đức Mẹ hay thương giúp đỡ những kẽ thật tình có lòng kính mến Đức Mẹ, hoặc bởi ảnh hưởng của gia đình , hoặc do lời cầu nguyện của cha mẹ khi còn sống, đã biết dạy dỗ con cái. Nhưng sau này chúng trở nên hư hỏng. Nhưng nhờ lời cầu nguyện của cha mẹ, mà chúng được ơn cứu  rỗi. Có những truyện tích, chỉ nhờ đọc 1,2 kinh kính mừng, mà được Đức Mẹ cứu khỏi lửa hoả ngục. Chính là vì những kẻ ấy còn có đức tin. Nhờ cái đức tin nguội lạnh ấy, mà khi gặp ngọn gió, dù yếu ớt, đã thổi bùng lên làm thành ngọn lửa. Khi viết những truyện này, chúng tôi tuyệt nhiên không dám đề cập đến sự việc 1 người khô khan nguội lạnh cứ phạm tội cho nhiều đi, rồi chỉ căn cứ vào lòng từ bi nhân ái của Đức Mẹ, qua 1,2 kinh kính mừng, mà được ơn ăn năn trở laị phút chót, thì thật là nguy hiểm. Đó là  tội : “trông cậy quá lẽ”, hoặc liều mình sa ngã trong đàng tội lỗi. Vì cây xiêu đàng nào, thì đổ về đàng ấy. Người có thói quen phạm tội, thì sẽ chết trong sự tội mà thôi.
Các truyện tích này cũng là tấm gương soi cho chúng ta biết lòng từ bi nhân hậu của Thiên Chúa và của Rất thánh Đức Mẹ Mân Côi. Cuộc đời này chỉ là phù vân giả trá, nay còn mai mất. Chúng ta không sống mãi để hưởng thụ, nhà cao cửa rộng, giàu sang phú qúy nữa, mà đã gần đến ngày phải ra trước toà án công thẳng. Lúc ấy không có luật sư bào chữa, như trên thế gian này đâu. Tội mình mình chiụ, không cha mẹ con cái nào chịu thay cho ta. Không ai bênh vực cho ta. Chỉ còn 1 Đấng duy nhất sẽ cứu chúng ta trước toà phán xét công thẳng. Đó là Đức Trinh Nữ Maria. Nếu khi còn sống, chúng ta không kính yêu mến Mẹ, thường xuyên xúc phạm đến Đức Mẹ , thì làm sao mà được Đức Mẹ bênh vực trong giò lâm tử. Muốn được Đức Mẹ đứng ra bào chữa, thì ngay khi còn sống trên trần gian này, chúng ta hãy năng chạy đến với Đức Mẹ, xin Mẹ “cầu chúng con khi nay và trong giờ lâm tử”. Để cho phần hồn chúng ta được bảo đảm chắc chắn, yên trí không còn sợ hãi gì nữa trước giờ lâm chung, thì không gì bằng phó dâng tuyệt đối tận hiến cho Đức Mẹ Maria. Như thánh Louis Marie Grignion de Montfort đã nói : “ Tận hiến cho Mẹ Maria, là môt cách tôn sùng tuyệt hảo” 

Trích từ Dòng truyền giáo Ngôi Lời ( Đức Mẹ Ngôi Lời ) 

Tỉnh Dòng Việt Nam

Comments are closed.