CHÚA NHẬT TUẦN V THƯỜNG NIÊN NĂM A

CHÚA NHẬT TUẦN V THƯỜNG NIÊN NĂM A

CHÚA NHẬT 09/02/2020

BÀI ĐỌC I: Is 58, 7-10

“Sự sáng của ngươi tỏ rạng như hừng đông”.

Trích sách Tiên tri Isaia.

Này đây Chúa phán: “Hãy chia bánh của ngươi cho kẻ đói, hãy tiếp nhận vào nhà ngươi những kẻ bất hạnh không nhà ở; nếu ngươi gặp một người trần truồng, hãy cho họ mặc đồ vào, và đừng khinh bỉ xác thịt của ngươi. Như thế, sự sáng của ngươi tỏ rạng như hừng đông, các vết thương của ngươi sẽ lành nhanh chóng; công lý của ngươi sẽ đi trước mặt ngươi, vinh quang của Chúa sẽ hậu thuẫn cho ngươi. Như thế, ngươi gọi, Chúa sẽ trả lời; ngươi la lên, Chúa sẽ phán: ‘Này Ta đây’. Nếu ngươi loại bỏ khỏi ngươi xiềng xích, cử chỉ hăm doạ, lời nói xấu xa, khi ngươi hy sinh cho người đói rách, và làm cho những người đau khổ được vui thích, thì ánh sáng của ngươi sẽ bừng lên trong bóng tối, và bóng tối sẽ trở thành như giữa ban ngày”.

Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 111, 4-5. 6-7. 8a và 9

Đáp: Trong u tối người xuất hiện như sự sáng soi kẻ lòng ngay (c. 4a).

Hoặc đọc:  Alleluia.

Xướng:

1) Trong u tối, người xuất hiện như sự sáng soi kẻ lòng ngay, người nhân hậu, từ bi và công chính. Phước đức cho người biết xót thương và cho vay, biết quản lý tài sản mình theo đức công bình. – Đáp.

2) Cho tới đời đời người sẽ không nao núng: người hiền đức sẽ được ghi nhớ muôn đời. Người không kinh hãi vì nghe tin buồn thảm, lòng người vững vàng cậy trông vào Chúa. – Đáp.

3) Lòng người kiên nghị, người không kinh hãi, người ban phát và bố thí cho những kẻ nghèo, lòng quảng đại của người muôn đời còn mãi, sừng người được ngẩng lên trong vinh quang. – Đáp.

BÀI ĐỌC II: 1 Cr 2, 1-5

“Tôi đã công bố cho anh em bằng chứng của Chúa Kitô chịu đóng đinh”.

Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.

Anh em thân mến, phần tôi, khi tôi đến với anh em, tôi không đến với uy thế của tài hùng biện hoặc của sự khôn ngoan; tôi đến công bố bằng chứng của Thiên Chúa. Thật vậy, tôi không cho là tôi biết điều gì khác giữa anh em, ngoài Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đinh. Phần tôi, chính trong sự yếu hèn, sợ hãi và run rẩy mà tôi đã đến với anh em; lời tôi nói và việc tôi rao giảng không dựa vào những lời quyến rũ của sự khôn ngoan loài người, nhưng dựa vào sự giãi bày của thần trí và quyền năng, để đức tin của anh em không dựa vào sự khôn ngoan loài người, nhưng dựa vào quyền năng của Thiên Chúa.

Đó là lời Chúa.

ALLELUIA: Ga 8, 12

Alleluia, alleluia! – Chúa phán: “Ta là ánh sáng thế gian; ai theo Ta sẽ được ánh sáng ban sự sống”. – Alleluia.

PHÚC ÂM: Mt 5, 13-16

“Các con là sự Sáng thế gian”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Các con là muối đất. Nếu muối đã lạt, người ta biết lấy gì mà ướp cho mặn lại? Muối đó không còn sử dụng vào việc chi nữa, chỉ còn ném ra ngoài cho người ta chà đạp lên nó.

“Các con là sự sáng thế gian. Một thành phố xây dựng trên núi, không thể che giấu được. Và người ta cũng không thắp đèn rồi để dưới đáy thùng, nhưng đặt nó trên giá đèn, hầu soi sáng cho mọi người trong nhà. Sự sáng của các con cũng phải chiếu giãi ra trước mặt thiên hạ, để họ xem thấy những việc lành của các con mà ngợi khen Cha các con trên trời”.

Đó là lời Chúa..

CỘNG ĐOÀN ĐÓN XUÂN VUI trong TUẦN LỄ TẾT THỨ 02, năm CANH TÝ 2020

CỘNG ĐOÀN DÂN CHÚA đón Xuân long trọng và luôn ghi ơn tiền đồ tổ quốc, và nhớ đến đấng tiền nhân đã hy sinh dựng nuớc, và giữ nuớc.

Đẹp thay thế hệ con cháu chuyển tiếp ngày nay ghi nhận sự hy sinh cao cả của cha anh trong quân phục đại lễ quân hành trong vào lúc cao điểm long trọng của ngày đầu Xuân, khi Đất và Trời dung hòa gặp gỡ. Nghi thức chào quốc kỳ bắt đầu cho ngày Lễ Xuân cũng như tưởng nhớ đến những nguời cha, anh, em đã hy sinh vì đại nghĩa và lý tuởng tự do.

Xin cộng đoàn thắp hương lòng và nguyện xin Chúa cứu rỗi những linh hồn này.

CA ĐOÀN HUƠNG VIỆT mở đầu chương trình văn nghệ đầu Xuân

CHÚA NHẬT TUẦN IV THƯỜNG NIÊN NĂM A

CHÚA NHẬT TUẦN IV THƯỜNG NIÊN NĂM A

CHÚA NHẬT NGÀY 02/02/2020

LỄ ĐỨC MẸ DÂNG CHÚA TRONG ĐỀN THÁNH

BÀI ĐỌC I: Ml 3, 1-4

“Đấng Thống Trị mà các ngươi tìm kiếm, đến trong đền thánh Người”.

Trích sách Tiên tri Malakhi.

Này đây Chúa là Thiên Chúa phán: “Đây Ta sai thiên thần Ta đi dọn đường trước mặt Ta!” Lập tức Đấng Thống Trị mà các ngươi tìm kiếm, và thiên thần giao ước mà các ngươi mong ước, đến trong đền thánh Người. Chúa các đạo binh phán: “Này đây Người đến”. Ai có thể suy tưởng đến ngày Người đến, và có thể đứng vững để trông nhìn Người? Vì Người sẽ như lửa thiêu đốt, như thuốc giặt của thợ giặt. Người sẽ ngồi như thợ đúc và thợ lọc bạc, Người sẽ thanh tẩy con cái Lêvi, và làm cho chúng nên sạch như vàng bạc. Chúng sẽ hiến dâng lễ tế cho Chúa trong công bình. Lễ tế của Giuđa và Giêrusalem sẽ đẹp lòng Chúa, như ngày xưa và như những năm trước. Đó là lời Chúa toàn năng phán.

Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 23, 7. 8. 9. 10

Đáp: Vua hiển vinh là ai vậy? (c. 8a)

Xướng:

1)Các cửa ơi, hãy ngẩng đầu lên; vươn mình lên, hỡi cửa ngàn thu! để Vua hiển vinh Người ngự qua. – Đáp.

2) Nhưng Vua hiển vinh là ai vậy? Đó là Chúa dũng lực hùng anh, đó là Chúa anh hùng của chiến chinh. – Đáp.

3) Các cửa ơi, hãy ngẩng đầu lên, vươn mình lên, hỡi cửa ngàn thu, để vua hiển vinh Người ngự qua. – Đáp.

4) Nhưng Vua hiển vinh là ai vậy? Đó là Chúa đạo thiên binh, chính Người là Hoàng Đế hiển vinh. – Đáp.

BÀI ĐỌC II: Dt 2, 14-18

“Người phải nên giống anh em Mình mọi đàng”.

Trích thư gửi tín hữu Do-thái.

Vì các con trẻ cùng chung thân phận máu thịt, chính Chúa Giêsu cũng giống như chúng, cũng thông phần điều đó, để nhờ cái chết của Người mà Người huỷ diệt kẻ thống trị sự chết là ma quỷ, và để giải thoát tất cả những kẻ sợ chết mà làm nô lệ suốt đời. Vì chưng Người không đến cứu giúp các thiên thần, nhưng đến cứu giúp con cái Abraham. Bởi thế, Người nên giống anh em Mình mọi đàng, ngõ hầu trong khi phụng sự Chúa, Người trở thành đại giáo trưởng nhân lành và trung tín với Chúa, để đền tội cho dân. Quả thật, bởi chính Người đã chịu khổ hình và chịu thử thách, nên Người có thể cứu giúp những ai sống trong thử thách.

Đó là lời Chúa.

ALLELUIA: Lc 2,32

Alleluia, alleluia! – Ánh sang đã chiếu soi muôn dân, và là vinh quang của Israel dân Chúa. – Alleluia.

PHÚC ÂM: Lc 2, 22-32 hoặc 22-40

“Mắt tôi đã nhìn thấy ơn cứu độ”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, đủ ngày thanh tẩy theo luật Môsê, cha mẹ Chúa Giêsu liền đem Người lên Giêrusalem để hiến dâng cho Chúa, như đã chép trong Lề luật Chúa rằng: “Mọi con trai đầu lòng sẽ được gọi là người thánh thuộc về Chúa”. Và cũng để dâng lễ vật cho Chúa, như có nói trong Luật Chúa, là một đôi chim gáy, hay một cặp bồ câu con.

Và đây ở Giêrusalem, có một người tên là Simêon, là người công chính, kính sợ Thiên Chúa, và đang đợi chờ niềm ủi an của Israel. Thánh Thần cũng ở trong ông. Ông đã được Thánh Thần trả lời rằng: Ông sẽ không chết, trước khi thấy Đấng Kitô của Chúa. Được Thánh Thần thúc giục, ông vào đền thờ ngay lúc cha mẹ trẻ Giêsu đưa Người đến để thi hành cho Người những tục lệ của Lề luật. Ông bồng Người trên cánh tay mình, và chúc tụng Thiên Chúa rằng:

“Lạy Chúa, giờ đây, Chúa để cho tôi tớ Chúa ra đi bình an theo như lời Chúa đã phán: vì chính mắt con đã nhìn thấy ơn cứu độ của Chúa mà Chúa đã sắm sẵn trước mặt muôn dân, là Ánh sáng chiếu soi các lương dân, và vinh quang của Israel dân Chúa”.

Cha mẹ Người đều kinh ngạc về những điều đã nói về Người. Simêon chúc lành cho hai ông bà và nói với Maria mẹ Người rằng: “Đây trẻ này được đặt lên, khiến cho nhiều người trong Israel phải sụp đổ hay được đứng dậy, và cũng để làm mục tiêu cho người ta chống đối. Về phần bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn bà để tâm tư nhiều tâm hồn được biểu lộ!”

Lúc ấy, cũng có bà tiên tri Anna, con ông Phanuel, thuộc chi họ Asê, đã cao niên. Mãn thời trinh nữ, bà đã sống với chồng được bảy năm, rồi thủ tiết cho đến nay đã tám mươi tư tuổi. Bà không rời khỏi đền thờ, đêm ngày ăn chay cầu nguyện phụng sự Chúa. Chính giờ ấy, bà cũng đến, bà liền chúc tụng Chúa, và nói về trẻ Giêsu cho tất cả những người đang trông chờ ơn cứu chuộc Israel.

Khi hai ông bà hoàn tất mọi điều theo Luật Chúa, thì trở lại xứ Galilêa, về thành mình là Nadarét. Và con trẻ lớn lên, thêm mạnh mẽ, đầy khôn ngoan, và ơn nghĩa Thiên Chúa ở cùng Người.

Đó là lời Chúa.

 

TẾT TẾT TẾT NĂM CANH TÝ 2020 BÀI GIẢNG và TÔN VINH SÁCH THÁNH KINH trong THÁNH LỄ MINH NIÊN

LỘC TẾT của mùa Xuân Canh Tý là đây.

Lời Chúa và bài giảng của Cha Quản Nhiệm đến với cộng đoàn giáo dân trong ngày đầu Xuân

Linh Mục Quản nhiệm trong nghi thức Tôn vinh Sách Thánh Kinh, “Hãy thầm cầu nguyện trong lòng cho từng nguời khi họ đặt tay trên sách Thánh Kinh.”

TẾT TẾT TẾT NĂM CANH TÝ 2020 TNTT ĐOÀN MÚA LÂN ĐÓN XUÂN VỀ trong GIÁO XỨ

CÁC EM TNTT sau phần Thánh Lễ đã thúc Lân vào Nhà Thờ cùng cộng đoàn đón Xuân qua điệu múa Lân thật xuất sắc, và ngoạn mục.

Mỗi một thế hệ đi qua, điệu múa Lân ngày càng điêu luyện, khéo léo không kém phần ngẹn thở vì các đầu Lân mồi lúc vuơn lên và leo càng cao.

Những điệu múa trong ngày vui văn nghệ Tết vào tuần thứ hai cũng rất mới mẻ và đầy sức sống mùa Xuân trong các em.

Xin Chúa giữ gìn các em TNTT hồn an xác mạnh.

TẾT TẾT TẾT ĐẸP THAY qua những bài THÁNH CA MÙA XUÂN

CĐ HUƠNG VIỆT dâng lên những bài Thánh Ca qua hai Thánh Lễ, trong hai tuần liên tiếp, vì chư năm nay Thánh Lễ Minh Niên và Văn Nghệ Tết Nguyên Đán được chia ra làm hai tuần khác nhau để cộng đoàn giáo dân được về nhà sau khi hết Lễ

THÁNH LỄ TẾT CANH TÝ 2020 TUẦN THỨ 2

CỘNG ĐOÀN MỪNG TẾT TRONG VĂN NGHỆ ĐẦU XUÂN trong HỘI TRUỜNG

TẾT TẾT TẾT NĂM CANH TÝ 2020 THÁNH LỄ và VĂN NGHỆ CỘNG ĐOÀN CHUNG VUI

TẾT năm nay đặc biệt chuơng trình chia ra làm 2 phần, Thánh Lễ Minh Niên đuợc tổ chức vào thứ Bẩy ngày 25 vào đúng mùng một Tết. Sau khi Thánh Lễ mọi nguời đuợc xem các em TNTT múa lân rất ngoạn mục và chào hàng thật tài cao, sau đó cộng đoàn đuợc Cha quản nhiệm lì xì cho mọi nguời, chắc là không thiếu ai. Và ai đấy về nhà ăn Tết với gia đình trong tối cùng ngày.


Thứ Bẩy sau đó, ngay sau Thánh Lễ cộng đoàn sẽ chung vui trong phần văn nghệ tại hội truờng. Tại đây trong tiệc Tết sẽ có phần rút thăm qua những phần quà gồm nhiều lô xổ số, lì xì. Bữa tiệc sẽ có phần ăn nhẹ đóng hộp chia sẵn cho cộng đoàn dân Chúa.

Bài giảng của Đức Thánh Cha trong Chúa Nhật Lời Chúa đầu tiên 26/1/2020 tại Đền Thờ Thánh Phêrô

Bài giảng của Đức Thánh Cha trong Chúa Nhật Lời Chúa đầu tiên 26/1/2020 tại Đền Thờ Thánh Phêrô

Trong Tông Thư dưới dạng Tự Sắc “Aperuit illis” – Chúa mở tâm trí cho họ (Lc 24:45), Đức Thánh Cha Phanxicô đã ấn định Chúa Nhật thứ III mùa Thường niên là “Chúa Nhật cử hành, suy tư và phổ biến Lời Chúa”.
Tông Thư này được công bố hôm 30 tháng 9 năm ngoái, 2019, nhân lễ thánh Giêrônimô, vào đầu năm kỷ niệm 1600 năm thánh nhân qua đời. Thánh Giêrônimô là dịch giả Kinh Thánh nổi tiếng, đã dịch Kinh Thánh từ nguyên ngữ ra tiếng Latinh. Thánh nhân cũng đã từng khẳng định rằng “Không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Kitô”.
Đức Thánh Cha cho biết ngài đi đến quyết định trên đây nhằm đáp lại bao nhiêu lời thỉnh cầu của các tín hữu, mong muốn trong Giáo Hội có một Chúa Nhật Lời Chúa được cử hành.
Trong bối cảnh đó, lúc 10 giờ Sáng Chúa Nhật 26 tháng Giêng, tức là Mùng Hai Tết Canh Tý, Đức Thánh Cha đã cử hành Chúa Nhật Lời Chúa đầu tiên bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô.
Giảng trong thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:

“Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng” (Mt 4:17). Với những lời này, Thánh Sử Mátthêu giới thiệu sứ vụ của Chúa Giêsu. Đấng là Lời của Thiên Chúa đã đến để nói với chúng ta, bằng lời nói và bằng chính cuộc sống của Ngài. Vào ngày Chúa Nhật Lời Chúa đầu tiên này, chúng ta hãy tìm đến những gốc rễ trong lời rao giảng của Người, hãy tìm đến chính nguồn mạch của lời ban sự sống. Tin Mừng hôm nay (Mt 4: 12-23) giúp chúng ta biết Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng như thế nào, ở đâu và cho ai.
1. Chúa Giêsu bắt đầu như thế nào? Với một cụm từ rất đơn giản: “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần” (câu 17). Đây là thông điệp chính của tất cả các bài giảng của Chúa Giêsu: Ngài nói với chúng ta rằng Nước Trời đang ở trong tầm tay. Điều đó có nghĩa là gì? Nước Trời có nghĩa là triều đại của Thiên Chúa, nghĩa là cách thức mà Thiên Chúa trị vì thông qua mối quan hệ của Ngài với chúng ta. Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng Nước Trời đang ở trong tầm tay, rằng Chúa đang ở gần. Đây là sự mới lạ, là thông điệp đầu tiên: đó là Thiên Chúa không xa chúng ta. Đấng ngự trên thiên đàng đã xuống trần gian; Ngài đã hoá thành nhục thể. Ngài đã phá bỏ các bức tường và rút ngắn khoảng cách. Bản thân chúng ta không xứng đáng được Người xuống gặp chúng ta. Giờ đây sự gần gũi này của Thiên Chúa đối với dân Người là một trong những cách mà Người đã làm mọi thứ kể từ đầu, thậm chí ngay cả trong Cựu Ước. Thiên Chúa nói với dân Người rằng “Hãy tưởng tượng: có dân tộc vĩ đại nào được thần minh ở gần, như ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa chúng ta, ở gần chúng ta?” (x. Đnl 4: 7). Và sự gần gũi này đã trở nên bằng xương bằng thịt nơi Chúa Giêsu.
Đây là một thông điệp vui mừng: Thiên Chúa đã đích thân đến thăm chúng ta, bằng cách hoá thành phàm nhân. Người không mặc lấy tình trạng con người của chúng ta vì bổn phận, không, không phải như thế, nhưng là vì tình yêu. Vì tình yêu, Người đón nhận bản tính nhân loại chúng ta, vì một người chỉ đón nhận những gì người ấy yêu mến. Thiên Chúa đón nhận bản tính nhân loại chúng ta bởi vì Người yêu mến chúng ta và ước ao ban cho chúng ta ơn cứu rỗi mà, chỉ một mình chúng ta không được Chúa giúp, thì chúng ta không thể hy vọng đạt được. Chúa muốn ở lại với chúng ta và ban cho chúng ta vẻ đẹp của cuộc sống, sự bình yên trong tâm hồn, niềm vui được tha thứ và cảm thấy được yêu thương.
Giờ đây chúng ta có thể hiểu được yêu cầu thẳng thừng mà Chúa Giêsu đưa ra: “Hãy sám hối”, nói cách khác, “Hãy thay đổi cuộc sống của anh em”. Hãy thay đổi cuộc sống của anh em vì một lối sống mới đã bắt đầu. Thời anh em sống cho chính mình mà thôi đã qua rồi; bây giờ là thời để sống với Chúa và cho Chúa, với tha nhân và cho tha nhân, với tình yêu và cho tình yêu. Hôm nay Chúa Giêsu nói những lời như thế với anh chị em: “Hãy can đảm, Ta ở đây với anh em, hãy để Ta bước vào và cuộc sống của anh em sẽ thay đổi”. Chúa Giêsu đang gõ cửa. Đó là lý do tại sao Chúa ban cho anh chị em lời của Người, để anh chị em có thể nhận được lời Chúa như một bức thư tình mà Người đã viết cho anh chị em, để giúp anh chị em nhận ra rằng Người đang ở bên anh chị em. Lời của Người an ủi và khích lệ chúng ta. Đồng thời Lời Chúa cũng thách thức chúng ta, giải phóng chúng ta khỏi sự trói buộc của tính ích kỷ và hiệu triệu chúng ta hoán cải, vì lời Chúa có sức mạnh thay đổi cuộc sống của chúng ta và đưa chúng ta ra khỏi bóng tối để bước vào ánhsáng. Đây là sức mạnh của lời Người.
2. Nếu chúng ta để ý nơi Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng, chúng ta thấy rằng Ngài bắt đầu từ những nơi mà vào thời ấy được người đời cho là “chốn tối tăm”. Cả bài đọc thứ nhất và bài Tin Mừng đều nói với chúng ta về những người “ngồi trong miền thâm u của sự chết”. Họ là những cư dân của “vùng Dơvulun và Náptali, trên con đường ven biển, và vùng tả ngạn sông Giođan, thuộc miền Galilê, miền đất của dân ngoại” (Mt 4: 15-16; x là 8: 23-9: 1). Galilê, miền đất của dân ngoại, là miền đất nơi Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ rao giảng của Người, đã được đặt tên như thế vì nó quy tụ những người thuộc các chủng tộc khác nhau và là nơi sinh sống của nhiều dân tộc, ngôn ngữ và văn hóa. Đó thực sự là “trên con đường ven biển”, nghĩa là một giao lộ. Ngư dân, doanh nhân và người nước ngoài đều cư ngụ ở đó. Đó chắc chắn không phải là nơi để tìm thấy sự tinh khiết tôn giáo của dân được Chúa chọn. Tuy nhiên, Chúa Giêsu bắt đầu từ đó, chứ không phải từ tiền đường của đền thờ Giêrusalem, như thế là từ phía đối diện của đất nước, từ Galilê của dân ngoại, từ khu vực biên giới. Ngài bắt đầu từ ngoại vi.
Ở đây có một thông điệp cho chúng ta: lời cứu rỗi không tìm kiếm những nơi tinh tuyền, sạch sẽ và an toàn. Thay vào đó, lời Chúa đi vào những nơi chốn phức tạp và tối tăm mờ mịt trong cuộc sống của chúng ta. Giờ đây, cũng như khi đó, Chúa muốn đến thăm những nơi mà chúng ta nghĩ rằng Chúa sẽ không bao giờ đến. Tuy nhiên, thường chúng ta lại chính là những người đóng chặt cửa, thích giữ trong lòng sự lầm lạc, mặt tối và trò ăn ở hai lòng được che đậy của chúng ta. Chúng ta giữ nó thật chặt bên trong, rồi đến với Chúa với một số lời cầu nguyện như con vẹt, trong khi cảnh giác kẻo sự thật của Ngài khuấy động được con tim chúng ta. Đó là sự giả hình được che giấu. Nhưng bài Tin Mừng hôm nay bảo với chúng ta rằng: “Chúa Giêsu đi khắp miền Galilê, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời, và chữa hết mọi kẻ bệnh hoạn tật nguyền trong dân.” (câu 23.). Chúa đã đi qua tất cả các khu vực đa dạng và phức tạp đó. Cũng vậy, Ngài không ngại khám phá địa hình của tâm hồn chúng ta và bước vào những góc gập ghềnh và khó khăn nhất trong cuộc sống của chúng ta. Chúa biết rằng chỉ có lòng thương xót của Người mới có thể chữa lành chúng ta, chỉ có sự hiện diện của Người mới có thể biến đổi chúng ta và chỉ có lời Người mới có thể canh tân chúng ta. Vì vậy, chúng ta hãy mở ra những con đường quanh co của tâm hồn chúng ta – những con đường chúng ta có bên trong chúng ta mà chúng ta không muốn nhìn thấy hoặc chúng ta muốn dấu đi. Hãy mở những con đường ấy ra cho Ngài, Đấng đang đi dọc theo “con đường ven biển”; chúng ta hãy chào đón vào tâm hồn chúng ta lời Ngài, đó là lời “sống động, hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi… phê phán tâm tình cũng như tư tưởng của lòng người” (Dt 4:12).
3. Cuối cùng, Chúa Giêsu đã bắt đầu nói với ai? Tin Mừng nói rằng, “Người đang đi dọc theo biển hồ Galilê, thì thấy hai anh em kia, là ông Simôn, cũng gọi là Phêrô, và người anh là ông Anrê, đang quăng chài xuống biển, vì các ông làm nghề đánh cá. Người bảo các ông: ‘Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá’.” (Mt 4: 18-19). Những người đầu tiên được mời gọi là các ngư dân: không phải là những người được tuyển chọn cẩn thận vì khả năng của họ, cũng không phải là những người sùng đạo cầu nguyện trong đền thờ, mà là những con người lao động bình thường.
Chúng ta hãy suy nghĩ về những gì Chúa Giêsu đã nói với họ: Tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá. Chúa Giêsu đang nói chuyện với các ngư dân, sử dụng ngôn ngữ mà họ hiểu được. Cuộc sống của họ thay đổi ngay tại chỗ. Ngài gọi họ ở nơi họ đang sống và trong tình trạng của họ, để biến họ trở thành người chia sẻ trong sứ vụ của Người. “Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà đi theo Người.” (c. 20). Tại sao ngay lập tức? Đơn giản vì họ cảm thấy bị lôi cuốn. Họ không vội vã vì họ vừa nhận được một lệnh truyền, nhưng vì họ bị lôi cuốn bởi tình yêu. Để theo Chúa Giêsu, những việc lành phúc đức mà thôi thì chưa đủ; chúng ta phải lắng nghe tiếng gọi của Chúa mỗi ngày. Ngài là Đấng duy nhất biết rõ chúng ta và yêu thương chúng ta trọn vẹn, dẫn chúng ta tiến ra để bước vào chiều sâu của cuộc sống, như Chúa đã làm với các môn đệ đã nghe Ngài.
Đó là lý do tại sao chúng ta cần lời Chúa. Chúng ta cần lời Người để chúng ta có thể nghe, giữa hàng ngàn những tiếng nói khác trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, một lời nói với chúng ta không phải về thứ này thứ khác, nhưng là về sự sống.
Anh chị em thân mến, chúng ta hãy tạo không gian bên trong chính mình cho Lời Chúa! Mỗi ngày, chúng ta hãy đọc một hoặc hai câu Kinh Thánh. Chúng ta hãy bắt đầu với Tin Mừng: chúng ta hãy để sách Kinh Thánh mở ra trên bàn chúng ta, hãy mang sách Kinh Thánh trong túi hoặc trong giỏ xách của chúng ta, hãy đọc Kinh Thánh trên điện thoại di động của chúng ta và để Lời Chúa truyền cảm hứng cho chúng ta hàng ngày. Chúng ta sẽ khám phá ra rằng Thiên Chúa gần gũi với chúng ta, rằng Người xua tan bóng tối trong chúng ta và, với một tình yêu vĩ đại, Chúa đang dẫn dắt cuộc sống của chúng ta vào vùng nước sâu.
Cuối Thánh lễ Đức Thánh Cha đã trao sách Kinh Thánh cho 40 người đại diện cho các thành phần khác nhau của dân Chúa. Các tín hữu tham dự Thánh Lễ cũng nhận được mỗi người một cuốn Kinh Thánh.

BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG KINH CHIỀU BẾ MẠC TUẦN CẦU NGUYỆN CHO SỰ HIỆP NHẤT KITÔ GIÁO

BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA TRONG KINH CHIỀU BẾ MẠC TUẦN

CẦU NGUYỆN CHO SỰ HIỆP NHẤT KITÔ GIÁO

Lúc 5g30 chiều thứ Bẩy 25 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự Kinh Chiều tại Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành để bế mạc Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô giáo. Chủ đề của Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô giáo năm nay, được trích từ Sách Tông Đồ Công Vụ “Họ đã đối xử với chúng tôi một cách nhân đạo hiếm có”, tường thuật câu chuyện Thánh Phaolô được cứu khỏi tai nạn đắm tàu tại Malta.
Năm ngoái, 2019, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự buổi kinh chiều trọng thể khai mạc tuần lễ này vì sau đó ngài phải tông du Panama nhân dịp Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.
Tuy nhiên, thông thường theo truyền thống của các vị tiền nhiệm, Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự buổi kinh chiều trọng thể bế mạc Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô vào chiều ngày 25 tháng Giêng.
Tham dự buổi lễ có khoảng 20 vị Hồng Y, và các Giám Mục trong giáo triều Rôma, cùng đông đảo giáo sĩ, tu sĩ và anh chị em giáo dân. Bên cạnh đó, còn có đại diện của các Giáo hội Kitô và các Cộng đồng Giáo hội khác hiện diện tại Rôma; đặc biệt là Đức Tổng Giám Mục Gennadios, đại diện của Tòa Thượng Phụ Đại Kết; Đức Cha Ian Ernest, tân đại diện tại Rôma cho Đức Tổng Giám Mục Canterbury của Anh Giáo. Ngoài ra, còn có phái đoàn Đại Kết Phần Lan; các sinh viên của Viện Đại kết Bossey, đang trong chuyến thăm Rôma để đào sâu kiến thức của họ về Giáo Hội Công Giáo; và các sinh viên Chính Thống đang theo học tại Rôma.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

Trên khoang con tàu đưa tù nhân Phaolô đến Rôma có ba nhóm người khác nhau. Quyền thế nhất là nhóm được tạo thành từ những người lính, dưới quyền của một viên đội trưởng. Sau đó, là nhóm các thủy thủ, tất nhiên mọi người phải phụ thuộc vào họ trong chuyến hải hành dài này. Cuối cùng, là nhóm những người yếu thế nhất và dễ bị tổn thương nhất: đó là các tù nhân.
Khi con tàu mắc cạn gần bờ biển Malta, sau khi đã phải trải qua cơn bão trong nhiều ngày, những người lính dự định giết hết các tù nhân để bảo đảm không ai trốn thoát được, nhưng họ bị viên đội trưởng ngăn cản vì ông muốn cứu Thánh Phaolô. Trên thực tế, dù chỉ là một trong những người yếu thế nhất, Phaolô đã đem lại một điều quan trọng đối với những người bạn đồng hành của mình. Trong khi mọi người đang mất hết hy vọng sống sót, Tông đồ Phaolô đã mang đến cho họ một thông điệp hy vọng bất ngờ. Một thiên thần đã nói thế này để trấn an ngài: “Đừng sợ, Phaolô: Thiên Chúa muốn cho tất cả những người cùng đi tàu với anh được sống” (Cv 27:24).
Sự tin tưởng của Phaolô được chứng tỏ là có cơ sở và cuối cùng tất cả hành khách đều được cứu và, một khi họ đến Malta, họ trải nghiệm sự hiếu khách của cư dân trên đảo, cũng như lòng tốt và tình người của họ. Chủ đề của Tuần lễ Cầu nguyện này, được kết thúc ngày hôm nay, đã được chọn từ chi tiết quan trọng đó.
Anh chị em thân mến, trình thuật này của Sách Tông Đồ Công Vụ cũng nói lên hành trình đại kết của chúng ta, hướng đến sự hiệp nhất mà Thiên Chúa hằng mong mỏi. Đầu tiên, câu chuyện này cho chúng ta biết rằng những người yếu đuối và dễ bị tổn thương, những người có ít vật chất để trao ra lại là những người tìm thấy sự giàu có của họ trong Chúa, và có thể đưa ra những thông điệp quý giá vì thiện ích của tất cả mọi người. Chúng ta hãy nghĩ về các cộng đồng Kitô giáo: ngay cả những cộng đồng nhỏ nhất và chẳng có ý nghĩa bao nhiêu trong mắt thế gian, nếu họ được Chúa Thánh Thần linh hứng, nếu họ sống tình yêu dành cho Thiên Chúa và người lân cận, họ sẽ có một thông điệp để trao ban cho toàn thể gia đình Kitô hữu. Chúng ta hãy nghĩ đến các cộng đồng Kitô giáo bị gạt ra ngoài lề và bị bách hại. Như trong câu chuyện về vụ đắm tàu của Thánh Phaolô, thường người yếu nhất lại là người mang thông điệp cứu rỗi quan trọng nhất. Bởi vì Thiên Chúa thích làm theo cách này: Ngài muốn cứu chúng ta không phải bằng sức mạnh của thế gian, nhưng bằng sự yếu đuối của thập tự giá (x. 1Cr 1,20-25). Do đó, là môn đệ của Chúa Giêsu, chúng ta phải cẩn thận đừng để mình bị cuốn hút bởi luận lý của thế gian, nhưng phải biết lắng nghe những người bé mọn và người nghèo, bởi vì Thiên Chúa thích gửi thông điệp của Người qua những người ấy, là những người rất giống với Người Con đã hoá thành nhục thể của Người.
Trình thuật của Sách Tông Đồ Công Vụ nhắc nhở chúng ta về một khía cạnh thứ hai: đó là ưu tiên của Thiên Chúa là ơn cứu rỗi của tất cả mọi người như thiên thần đã nói với Thánh Phaolô: “Thiên Chúa muốn cho tất cả những người cùng đi tàu với anh được sống”. Đó là điểm mà Thánh Phaolô nhấn mạnh. Chúng ta cũng cần phải lặp lại điều đó: nhiệm vụ của chúng ta là thực hiện mong muốn ưu tiên của Thiên Chúa, Đấng, như Thánh Phaolô viết, “muốn cho mọi người được cứu độ” (1 Tm 2: 4).
Đó là một lời mời gọi chúng ta không chỉ cống hiến cho riêng cộng đồng của mình mà thôi, nhưng phải mở rộng lòng chúng ta ra cho thiện ích của mọi người, với cái nhìn phổ quát của Thiên Chúa, Đấng đã nhập thể để ôm lấy toàn thể loài người, đã chết và phục sinh để cứu rỗi tất cả mọi người. Nếu, với ân sủng của Ngài, chúng ta biết đồng hóa tầm nhìn của chúng ta với viễn kiến của Ngài, thì chúng ta có thể vượt qua sự chia rẽ giữa nhau. Trong vụ đắm tàu của Thánh Phaolô, mỗi người đều đóng góp để tất cả cùng được cứu: viên đội trưởng đưa ra các quyết định quan trọng, các thủy thủ đưa kiến thức và kỹ năng của họ ra cho mọi người áp dụng, Thánh Phaolô khuyến khích những người tuyệt vọng. Các Kitô hữu ngày nay cũng thế, mỗi cộng đồng đều có một đặc sủng để trao ban cho những người khác. Càng nhìn xa hơn những lợi ích phe phái và càng cố vượt thắng những di sản của quá khứ với mong muốn tiến tới một bờ bến chung, chúng ta sẽ càng tự phát nhận ra, chào đón và chia sẻ những món quà này.
Và chúng ta đi đến một khía cạnh thứ ba, là trung tâm của tuần cầu nguyện này: đó là lòng hiếu khách. Thánh Luca, trong chương cuối cùng của Sách Tông Đồ Công Vụ, nói về người dân Malta như sau: “Họ đối xử với chúng tôi với sự tử tế”, hoặc: “với tình người hiếm có” (câu 2). Ngọn lửa thắp sáng trên bờ để sưởi ấm những người bị mắc cạn là một biểu tượng đẹp đẽ cho sự ấm áp của tình người bất ngờ bao quanh họ. Ngay cả vị thống đốc của hòn đảo cũng tỏ ra thân thiện và hiếu khách với Phaolô, và thánh nhân đã đáp lại bằng cách chữa lành cho cha ông ta và sau đó cho nhiều bệnh nhân khác (xem câu 7-9). Cuối cùng, khi Thánh Phaolô và những người đi cùng với ngài khởi hành đến Ý, người dân Malta đã hào phóng trao tặng cho họ những thứ cần thiết (câu 10).
Từ tuần cầu nguyện này, chúng ta muốn học cách trở nên hiếu khách hơn, trước hết là trong vòng các Kitô hữu với nhau, ngay cả trong số các anh em của những hệ phái khác nhau. Lòng hiếu khách là một trong các truyền thống của các cộng đồng và gia đình Kitô giáo. Những người cao niên của chúng ta đã dạy chúng ta qua tấm gương là trên bàn của một ngôi nhà Kitô hữu luôn có một đĩa súp cho người bạn đi qua hoặc những người gõ cửa cần giúp đỡ. Và trong các tu viện, vị khách được đối xử rất tôn trọng, như thể người ấy là Chúa Kitô. Chúng ta đừng đánh mất, nhưng hãy làm sống lại những phong tục hiểu biết Tin Mừng này!
Anh chị em thân mến, với những tình cảm này, tôi gửi lời chào thân ái và tình huynh đệ tới Đức Tổng Giám Mục Gennadios, đại diện cho Đức Thượng Phụ Đại Kết; Đức Cha Ian Ernest, đặc sứ tại Rôma của Đức Tổng Giám Mục thành Canterbury, và tất cả các đại diện của nhiều giáo hội và cộng đồng giáo hội đã tập trung tại đây. Tôi cũng chào các sinh viên của Học viện Đại kết Bossey, đang viếng thăm Rôma để đào sâu kiến thức về Giáo Hội Công Giáo, và giới trẻ Chính Thống Đông phương và Chính Thống Giáo đang học ở đây với học bổng của Ủy ban Hợp tác Văn hóa với các Giáo hội Chính thống, được điều hành bởi Hội đồng Giáo Hoàng cổ vũ hiệp nhất Kitô giáo, mà tôi xin gởi chào và cảm ơn. Cùng nhau, không bao giờ mệt mỏi, chúng ta hãy tiếp tục cầu nguyện để xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng hiệp nhất trọn vẹn với nhau.