CĐ Anaheim mừng Lễ Phục Sinh

Happy Easter 2019

Trong niềm hân hoan mừng Chúa sống lại CĐ Dức Mẹ Mông Triệu Anaheim kíng chúc Quý Cụ, Quý Ông Bà, Anh Chị Em cùng gia quyến một mùa Phục Sinh Bình An và Hạnh Phúc. Xin mọi người xem một vài hình ành sinh hoạt trong ngày Lễ Phục Sinh.

RCIA DỰ TÒNG THAM DỰ NGHI THỨC NGHIỆM XÉT 1~2~3

Các anh chị em Dự Tòng tham dự các nghi thức Nghiệm Xét, Scruntinies, 1~2~3 trong những tuần lễ cuối cùng trước khi vào Tuần Thánh, để chuẩn bị buớc vào Ngày Lễ Thánh Tẩy Phục Sinh.

Nguyện xin ân sủng của Thiên Chúa gìn giữ các anh chị em, cũng như cộng đoàn luôn cầu nguyện và đồng hành với các anh chị em trong hành trình Đức Tin, nay mai sẽ trở thành con cái Chúa, gia nhập cộng đoàn, và giáo hội Công Giáo trên toàn thế giới.

Xem bấm vào đây để coi thêm hình ảnh tại LINK sau đây

https://www.flickr.com/photos/126683809@N07/albums/72157679937332228

Chúa Nhật Lễ Lá

Chúa Nhật Lễ Lá

CHÚA NHẬT 14-04-2019

Kiệu Lá

BÀI PHÚC ÂM: Lc 19, 28-40

“Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa Giêsu đi trước lên Giêrusalem. Và xảy ra là khi Người đến gần Bếtphaghê và Bêtania, giáp núi gọi là núi Cây Dầu, Người sai hai môn đệ đi và bảo rằng: “Các con hãy đến làng trước mặt kia, vừa vào làng, các con sẽ gặp con lừa con cột sẵn đó chưa ai cỡi bao giờ; các con hãy mở dây mà dẫn về. Và nếu có ai hỏi các con “Tại sao các ông mở dây?”, thì hãy nói thế này: “Vì Chúa cần dùng đến nó”. Hai người được sai ra đi, và gặp lừa con đứng đó như Chúa đã bảo. Hai ông đang mở dây lừa con, thì chủ nó hỏi rằng: “Sao các ông mở dây lừa con?” Hai ông đáp: “Vì Chúa cần đến nó”. Hai ông dắt lừa về cho Chúa Giêsu, trải áo lên mình lừa và đặt Chúa lên trên. Dọc đàng, người ta trải áo trên lối đi. Khi Người đến gần triền núi Cây Dầu, tất cả đoàn môn đệ hân hoan lớn tiếng ca ngợi Chúa về mọi phép lạ họ đã thấy mà rằng: “Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến! Bình an trên trời và vinh quang trên các tầng trời”. Một vài người biệt phái trong đám đông nói cùng Người rằng: “Thưa Thầy, xin hãy mắng các môn đệ Ngài đi”. Chúa Giêsu nói: “Tôi bảo cho các ông biết: nếu họ làm thinh, thì những viên đá sẽ la lên”. Đó là lời Chúa.

________________________

THÁNH LỄ

BÀI ĐỌC I: Is 50, 4-7

“Tôi đã không giấu mặt mũi tránh những lời nhạo cười, nhưng tôi biết tôi sẽ không phải hổ thẹn”.

(Bài ca thứ ba về Người Tôi Tớ Chúa)

Trích sách Tiên tri Isaia.

Chúa đã ban cho tôi miệng lưỡi đã được huấn luyện, để tôi biết dùng lời nói nâng đỡ kẻ nhọc nhằn. Mỗi sáng Người đánh thức tôi, Người thức tỉnh tai tôi, để nghe lời Người giáo huấn. Thiên Chúa đã mở tai tôi, mà tôi không cưỡng lại và cũng chẳng thối lui. Tôi đã đưa lưng cho kẻ đánh tôi, đã đưa má cho kẻ giật râu; tôi đã không che giấu mặt mũi, tránh những lời nhạo cười và những người phỉ nhổ tôi. Vì Chúa nâng đỡ tôi, nên tôi không phải hổ thẹn; nên tôi trơ mặt chai như đá, tôi biết tôi sẽ không phải hổ thẹn. Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 21, 8-9. 17-18a. 19-20. 23-24

Đáp: Ôi Thiên Chúa! Ôi Thiên Chúa! sao Chúa đã bỏ con? (c. 2a)

Xướng: 1) Bao người thấy con đều mỉa mai con, họ bĩu môi, họ lắc đầu: “Hắn tin cậy Chúa, xin Ngài cứu hắn, xin Ngài giải gỡ hắn, nếu Ngài yêu thương”. – Đáp.

2) Đứng quanh con là đàn ưng khuyển, một lũ côn đồ bao bọc lấy con. Chân tay con chúng đều chọc thủng, con có thể đếm được mọi đốt xương con. – Đáp.

3) Phần chúng thì nhìn xem con và vui vẻ, đem y phục của con chia sẻ với nhau, còn tấm áo dài, thì chúng rút thăm. Phần Ngài, lạy Chúa, xin chớ đứng xa con, ôi Đấng phù trợ con, xin kíp ra tay nâng đỡ. – Đáp.

4) Con sẽ tường thuật danh Chúa cho các anh em, giữa nơi công hội, con sẽ ngợi khen Người. “Chư quân là người tôn sợ Chúa, xin hãy ca khen Chúa. Toàn thể miêu duệ nhà Giacóp, hãy chúc tụng Người, hãy tôn sợ Người, hết thảy dòng giống Israel!” – Đáp.

BÀI ĐỌC II: Pl 2, 6-11

“Người đã tự hạ mình; vì thế Thiên Chúa đã tôn vinh Người”.

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Philipphê.

Chúa Giêsu Kitô, tuy là thân phận Thiên Chúa, đã không nghĩ phải giành cho được ngang hàng với Thiên Chúa; trái lại, Người huỷ bỏ chính mình mà nhận lấy thân phận tôi đòi, đã trở nên giống như loài người, với cách thức bề ngoài như một người phàm. Người đã tự hạ mình mà vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá. Vì thế, Thiên Chúa đã tôn vinh Người, và ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu, để khi nghe tên Giêsu, mọi loài trên trời dưới đất và trong địa ngục phải quỳ gối xuống, và mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng Đức Giêsu Kitô là Chúa để Thiên Chúa Cha được vinh quang. Đó là lời Chúa.

CÂU XƯỚNG TRƯỚC PHÚC ÂM: Pl 2, 8-9

Chúa Kitô vì chúng ta, đã vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá. Vì thế, Thiên Chúa đã tôn vinh Người, và ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu.

BÀI THƯƠNG KHÓ: Lc 22, 14 – 23, 56 (bài dài)

“Sự Thương Khó Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta”.

  1. Bài Thương Khó Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, theo Thánh Luca.

Đến giờ, Chúa Giêsu vào bàn ăn với mười hai tông đồ và bảo các ông: “Thầy đã tha thiết ước ao ăn Lễ Vượt Qua này với các con trước khi chịu khổ nạn. Thầy bảo các con, Thầy sẽ chẳng bao giờ ăn lễ này nữa, cho đến khi lễ này được thực hiện trong nước Thiên Chúa”. C. Rồi Người cầm chén, tạ ơn và phán: “Các con hãy lãnh nhận chén này mà chia cho nhau: Thầy bảo cho các con biết: Thầy sẽ không uống thứ nho này nữa cho đến khi nước Thiên Chúa đến!” C. Đoạn Người cầm bánh và tạ ơn, bẻ ra và trao cho các ông mà phán: “Này là Mình Ta hiến ban vì các con, các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta”. C. Cùng một thể thức ấy, sau bữa ăn tối, Người cầm lấy chén mà phán: “Chén này là Tân ước trong Máu Ta sẽ đổ ra vì các con. Vả lại này tay kẻ nộp Ta đang ở gần Ta, ngay trên bàn này. Đành rằng Con Người sẽ ra đi như đã được ấn định, nhưng vô phúc cho kẻ nộp Người!” C. Bấy giờ các ông bắt đầu hỏi nhau xem ai trong nhóm họ là kẻ làm điều đó. Giữa các ông cũng xảy ra một cuộc tranh giành xem ai trong họ được coi là cao trọng hơn hết. Nhưng Người bảo: “Vua chúa các dân ngoại thì thống trị dân, và những kẻ có quyền hành trên dân thì bắt dân gọi mình là ân nhân. Phần các con, thì không như thế, vì ai cao trọng hơn (trong) các con thì hãy trở thành như người nhỏ nhất, và kẻ làm đầu, hãy trở thành như người hầu hạ. Vì người ngồi ăn và kẻ hầu hạ, ai trọng hơn, nào chẳng phải là người ngồi ăn ư? Thế mà Thầy, Thầy ở giữa các con như người hầu hạ. Còn các con, các con đã kiên trì với Thầy trong các cơn gian nan của Thầy, và Thầy xếp đặt nước trời cho các con như Cha Thầy đã xếp đặt cho Thầy, để các con sẽ được ăn uống đồng bàn trong nước Thầy, và được ngồi trên toà xét xử mười hai chi tộc Israel!C. Rồi Chúa nói: “Simon, Simon, này ma quỷ đã đòi sàng các con như sàng gạo, nhưng Ta đã cầu nguyện để con khỏi mất đức tin. Và phần con, khi đã trở lại, con hãy làm cho anh em con vững tin”. C. Ông thưa Người: S. “Lạy Thầy, con sẵn sàng theo Thầy, dù vào tù hay đi chịu chết”. C. Nhưng Người đáp: “Phêrô, Thầy bảo cho con biết: hôm nay khi gà chưa gáy, con đã ba lần chối rằng không biết Thầy”. C. Và Người bảo các ông: “Khi Thầy sai các con đi không mang theo túi tiền, không bị, không giày dép, nào các con có thiếu thốn sự gì không?” C. Các ông thưa: S. “Không thiếu gì cả”. C. Vậy Người nói: “Nhưng bây giờ ai có túi tiền, hãy cầm lấy, ai có bị, cũng hãy làm như vậy, và ai không có gươm, thì hãy bán áo choàng mình mà mua lấy gươm. Vì Thầy bảo các con hay: còn điều này chép về Thầy cũng cần phải được ứng nghiệm: ‘Người đã bị liệt vào số những kẻ gian ác’. Vì mọi điều đã chép về Thầy phải được hoàn tất”. C. Các ông thưa Người: S. “Thưa Thầy, này có hai thanh gươm đây”. C. Và Người bảo: “Đủ rồi”.

  1. Đoạn Người ra đi lên núi cây ôliu như thường lệ. Các môn đệ cũng đi theo Người. Đến nơi, Người bảo các ông: “Các con hãy cầu nguyện để khỏi sa chước cám dỗ”. C. Rồi Người đi xa các ông một quãng bằng ném một hòn đá và quỳ gối cầu nguyện rằng: “Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin Cha cất chén này xa con. Nhưng xin đừng theo ý con muốn, một theo ý Cha”. C. Bấy giờ có thiên thần từ trời hiện ra an ủi Người. Và lâm cơn hấp hối, Người cầu nguyện thiết tha hơn, và mồ hôi Người chảy ra như những giọt máu rơi xuống đất. Cầu nguyện xong, Người đứng dậy, trở lại chỗ các môn đệ, và thấy các ông còn đang ngủ vì buồn sầu. Người liền bảo: “Các con ngủ ư? Hãy dậy và cầu nguyện, kẻo sa chước cám dỗ”. C. Người còn đang nói, thì này đây (xuất hiện) một lũ đông, và một người trong nhóm Mười Hai là Giuđa dẫn đầu. Hắn lại gần Chúa Giêsu để hôn Người. Chúa Giêsu bảo hắn: “Giuđa, ngươi lấy cái hôn để nộp Con Người ư?” C. Thấy các sự sắp xảy ra, những kẻ đứng chung quanh Người liền hỏi: S. “Thưa Thầy, chúng con có nên dùng gươm mà chém không?” C. Và một người trong các ông chém tên đầy tớ thầy thượng tế đứt tai phải. Nhưng Chúa Giêsu lên tiếng bảo: “Thôi, đủ rồi”. C. Và Người sờ vào tai người đầy tớ ấy mà chữa cho y lành lại. Rồi Chúa Giêsu bảo các kẻ đến bắt Người gồm các thượng tế, trưởng vệ binh đền thờ và kỳ lão rằng: “Các ngươi cầm gươm giáo gậy gộc đi bắt Ta như bắt tên cướp ư? Hằng ngày Ta ngồi trong đền thờ giữa các ngươi mà các ngươi không bắt Ta. Nhưng đây là giờ của các ngươi và của quyền lực tối tăm”. C. Chúng liền bắt Người và điệu tới nhà thầy thượng tế. Còn Phêrô đi theo xa xa.

Họ đốt lửa ngay giữa sân và ngồi vòng quanh, Phêrô cũng ngồi lẫn với họ. Một đứa đầy tớ gái thấy ông ngồi gần lửa, thì nhìn kỹ ông và bảo: S. “Cả ông này cũng theo hắn”. C. Nhưng ông chối và nói: S. “Này chị, tôi đâu quen biết người ấy”. C. Một lát sau, có người khác nhìn ông và nói: S. “Chính ông cũng là người trong bọn đó”. C. Nhưng Phêrô đáp: S. “Này anh, đâu có phải tôi”. C. Chừng một giờ sau, một người khác lại quả quyết rằng: S. “Đúng ông này cũng theo người ấy: vì ông ta cũng là người xứ Galilêa”. C. Phêrô đáp: S. “Này anh, tôi không biết anh muốn nói gì?” C. Khi ông còn đang nói, thì lập tức gà liền gáy. Chúa Giêsu quay lại nhìn Phêrô. Bấy giờ Phêrô mới sực nhớ lời Chúa đã bảo ông trước: Khi gà gáy, con đã chối Thầy ba lần. Phêrô liền ra ngoài và khóc lóc thảm thiết.

Những kẻ canh giữ người, nhạo cười và đánh đập Người. Chúng che mặt Người, vả mặt mà hỏi Người rằng: S. “Hãy đoán xem ai đánh ngươi đó”. C. Và chúng còn thốt ra nhiều lời khác nhục mạ Người. Vừa sáng ngày, các kỳ lão trong dân, các thượng tế và các luật sĩ hội lại và cho điệu Người ra trước công nghị mà nói: S. “Nếu ông là Đấng Kitô, hãy nói cho chúng tôi hay”. C. Người trả lời: “Tôi có nói, các ông cũng chẳng tin tôi, và nếu tôi có hỏi, các ông cũng chẳng trả lời và cũng chẳng tha tôi. Nhưng từ giờ đây, Con Người sẽ ngự bên hữu Thiên Chúa toàn năng”. C. Mọi người đều hỏi lại: S. “Vậy ông là Con Thiên Chúa ư?” C. Người đáp: “Các ông nói đúng, Ta là Con Thiên Chúa”. C. Bấy giờ họ nói: S. “Chúng ta còn cần chứng cớ chi nữa? Vì chính chúng ta cũng nghe y nói”. C. Đoạn tất cả bọn họ đứng dậy và giải Người đến Philatô.

Họ bắt đầu tố cáo Người rằng: S. “Chúng tôi đã thấy người này xúi giục dân nổi loạn, ngăn cản nộp thuế cho Cêsarê, và còn tự xưng là Kitô Vua”. C. Philatô bảo các thượng tế và đám đông rằng: S. “Ta không thấy người này có tội gì”. C. Nhưng họ cố nài rằng: S. “Người này đã làm náo động dân chúng, giảng dạy khắp xứ Giuđêa, bắt đầu từ Galilêa đến đây”. C. Philatô vừa nghe nói đến Galilêa, liền hỏi cho biết có phải đương sự là người xứ Galilêa không. Và khi đã biết Người thuộc thẩm quyền Hêrôđê, quan liền sai giải Người cho Hêrôđê cũng có mặt tại Giêrusalem trong những ngày ấy. Hêrôđê thấy Chúa Giêsu thì mừng rỡ lắm, vì từ lâu ông ao ước thấy Người, bởi đã nghe nói về Người rất nhiều, và hy vọng xem Người làm một vài phép lạ. Nhà vua hỏi Người rất nhiều lời, nhưng Người không đáp gì hết. Trong khi ấy, các thượng tế và luật sĩ ở đó tố cáo Người dữ dội. Còn Hêrôđê cùng các quan lính thì khinh dể và nhạo báng Người, đoạn khoác cho Người một cái áo choàng trắng và gởi trả Người cho Philatô. Chính ngày đó, Hêrôđê và Philatô trở thành bạn hữu, vì trước kia họ là thù địch với nhau.

Bấy giờ Philatô triệu tập các thượng tế, các thủ lãnh và dân chúng lại, rồi bảo họ: S. “Các ngươi đã nộp cho ta người này như một kẻ xúi giục dân làm loạn, nhưng đây ta đã tra xét trước mặt các ngươi, và ta không thấy người này phạm tội nào trong những tội các ngươi tố cáo. Cả vua Hêrôđê cũng thấy như vậy, vì ta đã cử các ngươi đến nhà vua và nhà vua cũng không thấy có chi đáng tội chết cả. Vậy ta sẽ cho sửa phạt, rồi tha đi”. C. Mỗi dịp lễ, quan tổng trấn phải phóng thích cho họ một người tù. Vậy toàn dân đồng thanh kêu lên: S. “Hãy giết người này, và tha Baraba cho chúng tôi”. C. Tên này vì dấy loạn trong thành và giết người, nên đã bị tống ngục. Nhưng Philatô muốn tha Chúa Giêsu, nên lại nói với dân chúng. Nhưng chúng càng la to hơn và nói: S. “Hãy đóng đinh nó, hãy đóng đinh nó vào thập giá!” C. Lần thứ ba, quan lại nói với dân chúng: S. “Người này đã làm gì xấu? Ta không thấy nơi ông ấy có lý do để lên án tử hình. Vậy ta sẽ trừng phạt, rồi tha đi”. C. Chúng lại la lớn tiếng, nhất định đòi đóng đinh Người vào thập giá, và tiếng la hét của chúng càng dữ dội hơn. Philatô liền tuyên án theo lời chúng yêu cầu. Vậy quan phóng thích tên đã bị cầm tù vì dấy loạn và giết người, là kẻ mà chúng đã xin tha, còn Chúa Giêsu thì quan trao phó để mặc ý chúng.

Khi điệu Người đi, chúng bắt một người xứ Xyrênê, tên Simon, ở ngoài đồng về, chúng bắt ông vác thập giá theo sau Chúa Giêsu. Đám đông dân chúng theo Người, có cả mấy người phụ nữ khóc thương Người. Nhưng Chúa Giêsu ngoảnh mặt lại bảo họ rằng: “Hỡi con gái Giêrusalem, đừng khóc thương Ta, hãy khóc thương chính các ngươi và con cái các ngươi. Vì này, sắp đến ngày người ta sẽ than rằng: “Phúc cho người son sẻ, phúc cho những lòng không sinh nở và những vú không nuôi con”. Bấy giờ người ta sẽ lên tiếng với núi non rằng: “Hãy đổ xuống đè chúng tôi”, và nói với các gò nổng rằng: “Hãy che lấp chúng tôi đi”. Vì nếu cây tươi còn bị xử như vậy, thì gỗ khô sẽ ra sao?” C. Cùng với Người, chúng còn điệu hai tên gian ác nữa đi xử tử. Khi đã đến nơi gọi là Núi Sọ, chúng đóng đinh Người vào thập giá cùng với hai tên trộm cướp, một đứa bên hữu và một đứa bên tả Người. Bấy giờ Chúa Giêsu than thở rằng: “Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm”. C. Rồi chúng rút thăm mà chia nhau áo Người. Dân chúng đứng đó nhìn xem, và các thủ lãnh thì cười nhạo Người mà rằng: S. “Nó đã cứu được kẻ khác, thì hãy tự cứu mình đi nếu nó thật là Đấng Kitô, người Thiên Chúa tuyển chọn”. C. Quân lính đều chế diễu Người và đưa dấm cho Người uống và nói: S. “Nếu ông là vua dân Do-thái, ông hãy tự cứu mình đi”. C. Phía trên đầu Người có tấm bảng đề chữ Hy-lạp, La-tinh và Do-thái như sau: “Người này là vua dân Do-thái”. Một trong hai kẻ trộm bị đóng đinh trên thập giá cũng sỉ nhục Người rằng: S. “Nếu ông là Đấng Kitô, ông hãy tự cứu ông và cứu chúng tôi nữa”. C. Đối lại, tên kia mắng nó rằng: S. “Mi cũng chịu đồng một án mà mi chẳng sợ Thiên Chúa sao. Phần chúng ta, như thế này là đích đáng, vì chúng ta chịu xứng với việc chúng ta đã làm, còn Ông này, Ông có làm gì xấu đâu?” C. Và anh ta thưa Chúa Giêsu rằng: S. “Lạy Ngài, khi nào về nước Ngài, xin nhớ đến tôi”. C. Chúa Giêsu đáp: “Quả thật, Ta bảo ngươi: ngay hôm nay, ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta”.

  1. Lúc đó vào khoảng giờ thứ sáu, tối tăm liền bao trùm cả mặt đất cho đến giờ thứ chín. Mặt trời trở nên u ám, màn trong đền thờ xé ra làm đôi ngay chính giữa. Lúc đó Chúa Giêsu kêu lớn tiếng rằng: “Lạy Cha, Con phó linh hồn Con trong tay Cha”. C. Nói đoạn, Người trút hơi thở.

(Quỳ gối thinh lặng thờ lạy trong giây lát)

Thấy sự việc xảy ra, viên sĩ quan ca tụng Thiên Chúa rằng: S. “Ông này quả thật là người công chính”. C. Và tất cả dân chúng có mặt thấy cảnh tượng đó, và chứng kiến những sự việc xảy ra, liền đấm ngực trở về.

Đứng xa xa, có những kẻ quen biết Người, và mấy phụ nữ đi theo Người từ xứ Galilêa, họ cũng chứng kiến. Tuy nhiên, có một công nghị viên tên là Giuse, người tốt lành và công chính. Ông này đã không đồng ý với mưu toan và hành động của các công nghị viên khác, ông quê ở thành Arimathia trong xứ Giuđêa, chính ông cũng trông đợi nước Chúa. Ông đến gặp Philatô và xin xác Chúa Giêsu. Đoạn ông hạ xác Người xuống, liệm trong khăn và táng trong mồ đá đục sẵn, nơi chưa táng xác ai. Hôm đó là ngày chuẩn bị và sắp bước sang ngày Sabbat. Trong khi đó, những người phụ nữ đã đi với Người từ xứ Galilêa, cũng theo đến xem mồ và xác Người được táng như thế nào. Rồi các bà về sửa soạn thuốc thơm và dầu thơm. Nhưng trong ngày Sabbat, các bà nghỉ theo đúng luật. Đó là lời Chúa.

_________________

Hoặc đọc bài vắn này: Lc 23, 1-49

  1. Khi ấy, tất cả công nghị đứng dậy và giải Người đến Philatô.

Họ bắt đầu tố cáo Người rằng: S. “Chúng tôi đã thấy người này xúi giục dân nổi loạn, ngăn cản nộp thuế cho Cêsarê, và còn tự xưng là Kitô Vua”. C. Philatô bảo các thượng tế và đám đông rằng: S. “Ta không thấy người này có tội gì”. C. Nhưng họ cố nài rằng: S. “Người này đã làm náo động dân chúng, giảng dạy khắp xứ Giuđêa, bắt đầu từ Galilêa đến đây”. C. Philatô vừa nghe nói đến Galilêa, liền hỏi cho biết có phải đương sự là người xứ Galilêa không. Và khi đã biết Người thuộc thẩm quyền Hêrôđê, quan liền sai giải Người cho Hêrôđê cũng có mặt tại Giêrusalem trong những ngày ấy. Hêrôđê thấy Chúa Giêsu thì mừng rỡ lắm, vì từ lâu, ông ao ước thấy Người, bởi đã nghe nói về Người rất nhiều, và hy vọng xem Người làm một vài phép lạ. Nhà vua hỏi Người rất nhiều lời, nhưng Người không đáp gì hết. Trong khi ấy, các thượng tế và luật sĩ ở đó tố cáo Người dữ dội. Còn Hêrôđê cùng các quan lính thì khinh dể và nhạo báng Người, đoạn khoác cho Người một cái áo choàng trắng và gởi trả Người cho Philatô. Chính ngày đó, Hêrôđê và Philatô trở thành bạn hữu, vì trước kia họ là thù địch với nhau.

Bấy giờ Philatô triệu tập các thượng tế, các thủ lãnh và dân chúng lại, rồi bảo họ: S. “Các ngươi đã nộp cho ta người này như một kẻ xúi giục dân làm loạn, nhưng đây ta đã tra xét trước mặt các ngươi, và ta không thấy người này phạm tội nào trong những tội các ngươi tố cáo. Cả vua Hêrôđê cũng thấy như vậy, vì ta đã cử các ngươi đến nhà vua và nhà vua cũng không thấy có chi đáng tội chết cả. Vậy ta sẽ cho sửa phạt, rồi tha đi”. C. Mỗi dịp lễ, quan tổng trấn phải phóng thích cho họ một người tù. Vậy toàn dân đồng thanh kêu lên: S. “Hãy giết người này, và tha Baraba cho chúng tôi”. C. Tên này vì dấy loạn trong thành và giết người, nên đã bị tống ngục. Nhưng Philatô muốn tha Chúa Giêsu, nên lại nói với dân chúng. Nhưng chúng càng la to hơn và nói: S. “Hãy đóng đinh nó, hãy đóng đinh nó vào thập giá!” C. Lần thứ ba, quan lại nói với dân chúng: S. “Người này đã làm gì xấu? Ta không thấy nơi ông ấy có lý do để lên án tử hình. Vậy ta sẽ trừng phạt, rồi tha đi”. C. Chúng lại la lớn tiếng, nhất định đòi đóng đinh Người vào thập giá, và tiếng la hét của chúng càng dữ dội hơn. Philatô liền tuyên án theo lời chúng yêu cầu. Vậy quan phóng thích tên đã bị cầm tù vì dấy loạn và giết người, là kẻ mà chúng đã xin tha, còn Chúa Giêsu thì quan trao phó để mặc ý chúng.

Khi điệu Người đi, chúng bắt một người xứ Xyrênê, tên Simon, ở ngoài đồng về, chúng bắt ông vác thập giá theo sau Chúa Giêsu. Đám đông dân chúng theo Người, có cả mấy người phụ nữ khóc thương Người. Nhưng Chúa Giêsu ngoảnh mặt lại bảo họ rằng: “Hỡi con gái Giêrusalem, đừng khóc thương Ta, hãy khóc thương chính các ngươi và con cái các ngươi. Vì này, sắp đến ngày người ta sẽ than rằng: ‘Phúc cho người son sẻ, phúc cho những lòng không sinh nở và những vú không nuôi con!’. Bấy giờ người ta sẽ lên tiếng với núi non rằng: ‘Hãy đổ xuống đè chúng tôi!’, và nói với các gò nổng rằng: ‘Hãy che lấp chúng tôi đi!’. Vì nếu cây tươi còn bị xử như vậy, thì gỗ khô sẽ ra sao?” C. Cùng với Người, chúng còn điệu hai tên gian ác nữa đi xử tử. Khi đã đến nơi gọi là Núi Sọ, chúng đóng đinh Người vào thập giá cùng với hai tên trộm cướp, một đứa bên hữu và một đứa bên tả Người. Bấy giờ Chúa Giêsu than thở rằng: “Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm”. C. Rồi chúng rút thăm mà chia nhau áo Người. Dân chúng đứng đó nhìn xem, và các thủ lãnh thì cười nhạo Người mà rằng: S. “Nó đã cứu được kẻ khác thì hãy tự cứu mình đi, nếu nó thật là Đấng Kitô, người Thiên Chúa tuyển chọn”. C. Quân lính đều chế diễu Người và đưa dấm cho Người uống và nói: S. “Nếu ông là vua dân Do-thái, ông hãy tự cứu mình đi”. C. Phía trên đầu Người có tấm bảng đề chữ Hy-lạp, La-tinh và Do-thái như sau: “Người này là vua dân Do-thái”. Một trong hai kẻ trộm bị đóng đinh trên thập giá cũng sỉ nhục Người rằng: S. “Nếu ông là Đấng Kitô, ông hãy tự cứu ông và cứu chúng tôi nữa”. C. Đối lại, tên kia mắng nó rằng: S. “Mi cũng chịu đồng một án mà mi chẳng sợ Thiên Chúa sao. Phần chúng ta, như thế này là đích đáng, vì chúng ta chịu xứng với việc chúng ta đã làm, còn Ông này, Ông có làm gì xấu đâu?” C. Và anh ta thưa Chúa Giêsu rằng: S. “Lạy Ngài, khi nào về nước Ngài, xin nhớ đến tôi”. C. Chúa Giêsu đáp: “Quả thật, Ta bảo ngươi: ngay hôm nay, ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta”.

  1. Lúc đó vào khoảng giờ thứ sáu, tối tăm liền bao trùm cả mặt đất cho đến giờ thứ chín. Mặt trời trở nên u ám, màn trong đền thờ xé ra làm đôi ngay chính giữa. Lúc đó Chúa Giêsu kêu lớn tiếng rằng: “Lạy Cha, Con phó linh hồn Con trong tay Cha”. C. Nói đoạn, Người trút hơi thở.

(Quỳ gối thinh lặng thờ lạy trong giây lát)

Thấy sự việc xảy ra, viên sĩ quan ca tụng Thiên Chúa rằng: S. “Ông này quả thật là người công chính”. C. Và tất cả dân chúng có mặt thấy cảnh tượng đó, và chứng kiến những sự việc xảy ra, liền đấm ngực trở về.

Đứng xa xa, có những kẻ quen biết Người, và mấy phụ nữ đi theo Người từ xứ Galilêa, họ cũng chứng kiến. Đó là lời Chúa.

Palm Sunday of the Lord’s Passion

SUNDAY 04-14-2019

At the procession with palms

Gospel Lk 19:28-40

Jesus proceeded on his journey up to Jerusalem.
As he drew near to Bethphage and Bethany
at the place called the Mount of Olives,
he sent two of his disciples.
He said, “Go into the village opposite you,
and as you enter it you will find a colt tethered
on which no one has ever sat.
Untie it and bring it here.
And if anyone should ask you,
‘Why are you untying it?’
you will answer,
‘The Master has need of it.'”
So those who had been sent went off
and found everything just as he had told them.
And as they were untying the colt, its owners said to them,
“Why are you untying this colt?”
They answered,
“The Master has need of it.”
So they brought it to Jesus,
threw their cloaks over the colt,
and helped Jesus to mount.
As he rode along,
the people were spreading their cloaks on the road;
and now as he was approaching the slope of the Mount of Olives,
the whole multitude of his disciples
began to praise God aloud with joy
for all the mighty deeds they had seen.
They proclaimed:
“Blessed is the king who comes
in the name of the Lord.
Peace in heaven
and glory in the highest.”
Some of the Pharisees in the crowd said to him,
“Teacher, rebuke your disciples.”
He said in reply,
“I tell you, if they keep silent,
the stones will cry out!”

At the Mass – Reading I Is 50:4-7

The Lord GOD has given me
a well-trained tongue,
that I might know how to speak to the weary
a word that will rouse them.
Morning after morning
he opens my ear that I may hear;
and I have not rebelled,
have not turned back.
I gave my back to those who beat me,
my cheeks to those who plucked my beard;
my face I did not shield
from buffets and spitting.

The Lord GOD is my help,
therefore I am not disgraced;
I have set my face like flint,
knowing that I shall not be put to shame.

Responsorial Psalm Ps 22:8-9, 17-18, 19-20, 23-24.

  1. (2a)  My God, my God, why have you abandoned me?
    All who see me scoff at me;
    they mock me with parted lips, they wag their heads:
    “He relied on the LORD; let him deliver him,
    let him rescue him, if he loves him.”
    R. My God, my God, why have you abandoned me?
    Indeed, many dogs surround me,
    a pack of evildoers closes in upon me;
    They have pierced my hands and my feet;
    I can count all my bones.
    R. My God, my God, why have you abandoned me?
    They divide my garments among them,
    and for my vesture they cast lots.
    But you, O LORD, be not far from me;
    O my help, hasten to aid me.
    R. My God, my God, why have you abandoned me?
    I will proclaim your name to my brethren;
    in the midst of the assembly I will praise you:
    “You who fear the LORD, praise him;
    all you descendants of Jacob, give glory to him;
    revere him, all you descendants of Israel!”
    R. My God, my God, why have you abandoned me?

Reading 2 Phil 2:6-11

Christ Jesus, though he was in the form of God,
did not regard equality with God
something to be grasped.
Rather, he emptied himself,
taking the form of a slave,
coming in human likeness;
and found human in appearance,
he humbled himself,
becoming obedient to the point of death,
even death on a cross.
Because of this, God greatly exalted him
and bestowed on him the name
which is above every name,
that at the name of Jesus
every knee should bend,
of those in heaven and on earth and under the earth,
and every tongue confess that
Jesus Christ is Lord,
to the glory of God the Father.

Verse Before the Gospel Phil 2:8-9

Christ became obedient to the point of death,
even death on a cross.
because of this, God greatly exalted him
and bestowed on him the name which is above every name.

Gospel Lk 22:14—23:56

When the hour came,
Jesus took his place at table with the apostles.
He said to them,
“I have eagerly desired to eat this Passover with you before I suffer,
for, I tell you, I shall not eat it again
until there is fulfillment in the kingdom of God.”
Then he took a cup, gave thanks, and said,
“Take this and share it among yourselves;
for I tell you that from this time on
I shall not drink of the fruit of the vine
until the kingdom of God comes.”
Then he took the bread, said the blessing,
broke it, and gave it to them, saying,
“This is my body, which will be given for you;
do this in memory of me.”
And likewise the cup after they had eaten, saying,
“This cup is the new covenant in my blood,
which will be shed for you.

“And yet behold, the hand of the one who is to betray me
is with me on the table;
for the Son of Man indeed goes as it has been determined;
but woe to that man by whom he is betrayed.”
And they began to debate among themselves
who among them would do such a deed.

Then an argument broke out among them
about which of them should be regarded as the greatest.
He said to them,
“The kings of the Gentiles lord it over them
and those in authority over them are addressed as ‘Benefactors’;
but among you it shall not be so.
Rather, let the greatest among you be as the youngest,
and the leader as the servant.
For who is greater:
the one seated at table or the one who serves?
Is it not the one seated at table?
I am among you as the one who serves.
It is you who have stood by me in my trials;
and I confer a kingdom on you,
just as my Father has conferred one on me,
that you may eat and drink at my table in my kingdom;
and you will sit on thrones
judging the twelve tribes of Israel.

“Simon, Simon, behold Satan has demanded
to sift all of you like wheat,
but I have prayed that your own faith may not fail;
and once you have turned back,
you must strengthen your brothers.”
He said to him,
“Lord, I am prepared to go to prison and to die with you.”
But he replied,
“I tell you, Peter, before the cock crows this day,
you will deny three times that you know me.”

He said to them,
“When I sent you forth without a money bag or a sack or sandals,
were you in need of anything?”
“No, nothing, ” they replied.
He said to them,
“But now one who has a money bag should take it,
and likewise a sack,
and one who does not have a sword
should sell his cloak and buy one.
For I tell you that this Scripture must be fulfilled in me,
namely, He was counted among the wicked;
and indeed what is written about me is coming to fulfillment.”
Then they said,
“Lord, look, there are two swords here.”
But he replied, “It is enough!”

Then going out, he went, as was his custom, to the Mount of Olives,
and the disciples followed him.
When he arrived at the place he said to them,
“Pray that you may not undergo the test.”
After withdrawing about a stone’s throw from them and kneeling,
he prayed, saying, “Father, if you are willing,
take this cup away from me;
still, not my will but yours be done.”
And to strengthen him an angel from heaven appeared to him.
He was in such agony and he prayed so fervently
that his sweat became like drops of blood
falling on the ground.
When he rose from prayer and returned to his disciples,
he found them sleeping from grief.
He said to them, “Why are you sleeping?
Get up and pray that you may not undergo the test.”

While he was still speaking, a crowd approached
and in front was one of the Twelve, a man named Judas.
He went up to Jesus to kiss him.
Jesus said to him,
“Judas, are you betraying the Son of Man with a kiss?”
His disciples realized what was about to happen, and they asked,
“Lord, shall we strike with a sword?”
And one of them struck the high priest’s servant
and cut off his right ear.
But Jesus said in reply,
“Stop, no more of this!”
Then he touched the servant’s ear and healed him.
And Jesus said to the chief priests and temple guards
and elders who had come for him,
“Have you come out as against a robber, with swords and clubs?
Day after day I was with you in the temple area,
and you did not seize me;
but this is your hour, the time for the power of darkness.”

After arresting him they led him away
and took him into the house of the high priest;
Peter was following at a distance.
They lit a fire in the middle of the courtyard and sat around it,
and Peter sat down with them.
When a maid saw him seated in the light,
she looked intently at him and said,
“This man too was with him.”
But he denied it saying,
“Woman, I do not know him.”
A short while later someone else saw him and said,
“You too are one of them”;
but Peter answered, “My friend, I am not.”
About an hour later, still another insisted,
“Assuredly, this man too was with him,
for he also is a Galilean.”
But Peter said,
“My friend, I do not know what you are talking about.”
Just as he was saying this, the cock crowed,
and the Lord turned and looked at Peter;
and Peter remembered the word of the Lord,
how he had said to him,
“Before the cock crows today, you will deny me three times.”
He went out and began to weep bitterly.
The men who held Jesus in custody were ridiculing and beating him.
They blindfolded him and questioned him, saying,
“Prophesy!  Who is it that struck you?”
And they reviled him in saying many other things against him.

When day came the council of elders of the people met,
both chief priests and scribes,
and they brought him before their Sanhedrin.
They said, “If you are the Christ, tell us, ”
but he replied to them, “If I tell you, you will not believe,
and if I question, you will not respond.
But from this time on the Son of Man will be seated
at the right hand of the power of God.”
They all asked, “Are you then the Son of God?”
He replied to them, “You say that I am.”
Then they said, “What further need have we for testimony?
We have heard it from his own mouth.”

Then the whole assembly of them arose and brought him before Pilate.
They brought charges against him, saying,
“We found this man misleading our people;
he opposes the payment of taxes to Caesar
and maintains that he is the Christ, a king.”
Pilate asked him, “Are you the king of the Jews?”
He said to him in reply, “You say so.”
Pilate then addressed the chief priests and the crowds,
“I find this man not guilty.”
But they were adamant and said,
“He is inciting the people with his teaching throughout all Judea,
from Galilee where he began even to here.”

On hearing this Pilate asked if the man was a Galilean;
and upon learning that he was under Herod’s jurisdiction,
he sent him to Herod who was in Jerusalem at that time.
Herod was very glad to see Jesus;
he had been wanting to see him for a long time,
for he had heard about him
and had been hoping to see him perform some sign.
He questioned him at length,
but he gave him no answer.
The chief priests and scribes, meanwhile,
stood by accusing him harshly.
Herod and his soldiers treated him contemptuously and mocked him,
and after clothing him in resplendent garb,
he sent him back to Pilate.
Herod and Pilate became friends that very day,
even though they had been enemies formerly.
Pilate then summoned the chief priests, the rulers, and the people
and said to them, “You brought this man to me
and accused him of inciting the people to revolt.
I have conducted my investigation in your presence
and have not found this man guilty
of the charges you have brought against him,
nor did Herod, for he sent him back to us.
So no capital crime has been committed by him.
Therefore I shall have him flogged and then release him.”

But all together they shouted out,
“Away with this man!
Release Barabbas to us.”
— Now Barabbas had been imprisoned for a rebellion
that had taken place in the city and for murder. —
Again Pilate addressed them, still wishing to release Jesus,
but they continued their shouting,
“Crucify him!  Crucify him!”
Pilate addressed them a third time,
“What evil has this man done?
I found him guilty of no capital crime.
Therefore I shall have him flogged and then release him.”
With loud shouts, however,
they persisted in calling for his crucifixion,
and their voices prevailed.
The verdict of Pilate was that their demand should be granted.
So he released the man who had been imprisoned
for rebellion and murder, for whom they asked,
and he handed Jesus over to them to deal with as they wished.

As they led him away
they took hold of a certain Simon, a Cyrenian,
who was coming in from the country;
and after laying the cross on him,
they made him carry it behind Jesus.
A large crowd of people followed Jesus,
including many women who mourned and lamented him.
Jesus turned to them and said,
“Daughters of Jerusalem, do not weep for me;
weep instead for yourselves and for your children
for indeed, the days are coming when people will say,
‘Blessed are the barren,
the wombs that never bore
and the breasts that never nursed.’
At that time people will say to the mountains,
‘Fall upon us!’
and to the hills, ‘Cover us!’
for if these things are done when the wood is green
what will happen when it is dry?”
Now two others, both criminals,
were led away with him to be executed.

When they came to the place called the Skull,
they crucified him and the criminals there,
one on his right, the other on his left.
Then Jesus said,
“Father, forgive them, they know not what they do.”
They divided his garments by casting lots.
The people stood by and watched;
the rulers, meanwhile, sneered at him and said,
“He saved others, let him save himself
if he is the chosen one, the Christ of God.”
Even the soldiers jeered at him.
As they approached to offer him wine they called out,
“If you are King of the Jews, save yourself.”
Above him there was an inscription that read,
“This is the King of the Jews.”

Now one of the criminals hanging there reviled Jesus, saying,
“Are you not the Christ?
Save yourself and us.”
The other, however, rebuking him, said in reply,
“Have you no fear of God,
for you are subject to the same condemnation?
And indeed, we have been condemned justly,
for the sentence we received corresponds to our crimes,
but this man has done nothing criminal.”
Then he said,
“Jesus, remember me when you come into your kingdom.”
He replied to him,
“Amen, I say to you,
today you will be with me in Paradise.”

It was now about noon and darkness came over the whole land
until three in the afternoon
because of an eclipse of the sun.
Then the veil of the temple was torn down the middle.
Jesus cried out in a loud voice,
“Father, into your hands I commend my spirit”;
and when he had said this he breathed his last.

Here all kneel and pause for a short time.

The centurion who witnessed what had happened glorified God and said,
“This man was innocent beyond doubt.”
When all the people who had gathered for this spectacle saw what had happened,
they returned home beating their breasts;
but all his acquaintances stood at a distance,
including the women who had followed him from Galilee
and saw these events.

Now there was a virtuous and righteous man named Joseph who,
though he was a member of the council,
had not consented to their plan of action.
He came from the Jewish town of Arimathea
and was awaiting the kingdom of God.
He went to Pilate and asked for the body of Jesus.
After he had taken the body down,
he wrapped it in a linen cloth
and laid him in a rock-hewn tomb
in which no one had yet been buried.
It was the day of preparation,
and the sabbath was about to begin.
The women who had come from Galilee with him followed behind,
and when they had seen the tomb
and the way in which his body was laid in it,
they returned and prepared spices and perfumed oils.
Then they rested on the sabbath according to the commandment.

Or Lk 23:1-49

The elders of the people, chief priests and scribes,
arose and brought Jesus before Pilate.
They brought charges against him, saying,
“We found this man misleading our people;
he opposes the payment of taxes to Caesar
and maintains that he is the Christ, a king.”
Pilate asked him, “Are you the king of the Jews?”
He said to him in reply, “You say so.”
Pilate then addressed the chief priests and the crowds,
“I find this man not guilty.”
But they were adamant and said,
“He is inciting the people with his teaching throughout all Judea,
from Galilee where he began even to here.”

On hearing this Pilate asked if the man was a Galilean;
and upon learning that he was under Herod’s jurisdiction,
he sent him to Herod who was in Jerusalem at that time.
Herod was very glad to see Jesus;
he had been wanting to see him for a long time,
for he had heard about him
and had been hoping to see him perform some sign.
He questioned him at length,
but he gave him no answer.
The chief priests and scribes, meanwhile,
stood by accusing him harshly.
Herod and his soldiers treated him contemptuously and mocked him,
and after clothing him in resplendent garb,
he sent him back to Pilate.
Herod and Pilate became friends that very day,
even though they had been enemies formerly.
Pilate then summoned the chief priests, the rulers, and the people
and said to them, “You brought this man to me
and accused him of inciting the people to revolt.
I have conducted my investigation in your presence
and have not found this man guilty
of the charges you have brought against him,
nor did Herod, for he sent him back to us.
So no capital crime has been committed by him.
Therefore I shall have him flogged and then release him.”

But all together they shouted out,
“Away with this man!
Release Barabbas to us.”
— Now Barabbas had been imprisoned for a rebellion
that had taken place in the city and for murder. —
Again Pilate addressed them, still wishing to release Jesus,
but they continued their shouting,
“Crucify him!  Crucify him!”
Pilate addressed them a third time,
“What evil has this man done?
I found him guilty of no capital crime.
Therefore I shall have him flogged and then release him.”
With loud shouts, however,
they persisted in calling for his crucifixion,
and their voices prevailed.
The verdict of Pilate was that their demand should be granted.
So he released the man who had been imprisoned
for rebellion and murder, for whom they asked,
and he handed Jesus over to them to deal with as they wished.

As they led him away
they took hold of a certain Simon, a Cyrenian,
who was coming in from the country;
and after laying the cross on him,
they made him carry it behind Jesus.
A large crowd of people followed Jesus,
including many women who mourned and lamented him.
Jesus turned to them and said,
“Daughters of Jerusalem, do not weep for me;
weep instead for yourselves and for your children
for indeed, the days are coming when people will say,
‘Blessed are the barren,
the wombs that never bore
and the breasts that never nursed.’
At that time people will say to the mountains,
‘Fall upon us!’
and to the hills, ‘Cover us!’
for if these things are done when the wood is green
what will happen when it is dry?”
Now two others, both criminals,
were led away with him to be executed.

When they came to the place called the Skull,
they crucified him and the criminals there,
one on his right, the other on his left.
Then Jesus said,
“Father, forgive them, they know not what they do.”
They divided his garments by casting lots.
The people stood by and watched;
the rulers, meanwhile, sneered at him and said,
“He saved others, let him save himself
if he is the chosen one, the Christ of God.”
Even the soldiers jeered at him.
As they approached to offer him wine they called out,
“If you are King of the Jews, save yourself.”
Above him there was an inscription that read,
“This is the King of the Jews.”

Now one of the criminals hanging there reviled Jesus, saying,
“Are you not the Christ?
Save yourself and us.”
The other, however, rebuking him, said in reply,
“Have you no fear of God,
for you are subject to the same condemnation?
And indeed, we have been condemned justly,
for the sentence we received corresponds to our crimes,
but this man has done nothing criminal.”
Then he said,
“Jesus, remember me when you come into your kingdom.”
He replied to him,
“Amen, I say to you,
today you will be with me in Paradise.”

It was now about noon and darkness came over the whole land
until three in the afternoon
because of an eclipse of the sun.
Then the veil of the temple was torn down the middle.
Jesus cried out in a loud voice,
“Father, into your hands I commend my spirit”;
and when he had said this he breathed his last.

Here all kneel and pause for a short time.

The centurion who witnessed what had happened glorified God and said,
“This man was innocent beyond doubt.”
When all the people who had gathered for this spectacle
saw what had happened,
they returned home beating their breasts;
but all his acquaintances stood at a distance,
including the women who had followed him from Galilee
and saw these events.

Bài giảng của ĐTC CHÚA NHẬT TUẦN V MÙA CHAY 07-04-2019

Bài huấn dụ của ĐTC

Anh chị em thân mến, chào buổi sáng!
Trong Chúa nhật thứ Năm Mùa Chay này, phụng vụ giới thiệu trình thuật người phụ nữ ngoại tình (x. Ga 8,1-11). Trình thuật này có sự tương phản giữa hai thái độ: trước hết là thái độ của các kinh sư và người Pharisêu, và thái độ thứ hai của Chúa Giêsu. Những người kinh sư và Pharisêu muốn kết án người phụ nữ, bởi vì họ cảm thấy đòi buộc của người bảo vệ Luật pháp và áp dụng nó cách trung thành. Ngược lại, Chúa Giêsu muốn cứu chị, bởi vì Ngài, là lòng thương xót của Thiên Chúa, Đấng tha thứ để cứu chuộc và hòa giải để canh tân.
Chúng ta hãy nhìn xem sự kiện này. Khi Đức Giêsu đang giảng dạy ở đền thờ, các kinh sư và người Pharisêu mang đến cho Ngài một người phụ nữ bị bắt gặp đang ngoại tình; họ đặt chị phụ nữ ở giữa và hỏi Đức Giêsu xem Ngài có ném đá chị đến chết, như Luật Mô-sê quy định hay không. Tác giả Tin Mừng cho thấy rằng họ đặt câu hỏi “nhằm thử Người để có bằng cớ tố cáo Người” (câu 6). Có thể thấy rằng mục đích của họ là thế này – hãy xem sự hiểm ác của họ: nếu “không” ném đá sẽ là một lý do để buộc tội Đức Giêsu không giữ Luật; ngược lại, nếu “có” thì điều này để tố cáo Ngài với chính quyền La Mã, vì đã quy định dành riêng cho chính quyền việc kết án và không ai khác có quyền làm như thế. Và Đức Giêsu phải trả lời.
Những người đối chất với Chúa Giêsu bị đóng khung trong các nút thắt của chủ nghĩa pháp lý và muốn vây Con Thiên Chúa trong quan điểm phán xét và kết án của họ. Nhưng Ngài không đến thế gian để phán xét và kết án, mà là để cứu và ban cho mọi người một cuộc sống mới. Và Chúa Giêsu phản ứng thế nào trước sự thách thức này? Trước hết Ngài im lặng một lúc, và Ngài cúi xuống viết ngón tay trên mặt đất, như để nhắc nhớ rằng Nhà lập pháp và Thẩm phán duy nhất là Thiên Chúa, Đấng đã viết Luật trên đá. Rồi sau đó, Ngài nói: “Ai không có tội, thì hãy lấy đá mà ném trước đi” (câu 7). Bằng cách này, Chúa Giêsu đụng chạm đến lương tâm của những người đó: họ thấy mình là “người bên vực công lý”, nhưng Chúa Giêsu mời gọi họ nhận thức về tình trạng của họ là những người tội lỗi, và họ không thể tự cho mình quyền trên sự sống hay cái chết đối với người đồng loại đang cùng cảnh như họ. Chính lúc đó, lần lượt từng người một, bắt đầu từ người già nhất – nghĩa là người có kinh nghiệm nhất trong những nỗi khốn khổ của chính họ – tất cả đều bỏ đi, bỏ luôn việc ném đá người phụ nữ. Cảnh này cũng mời gọi mỗi chúng ta ý thức rằng chúng ta là tội nhân, và để bỏ đi khỏi tay chúng ta những viên đá chê bai, lên án và nói hành nói xấu mà đôi khi chúng ta muốn ném lên người khác. Khi chúng ta nói sau lưng một ai đó, thì chúng ta ném đá họ, chúng ta cũng giống những người muốn ném đá ngày xưa.
Cuối cùng chỉ còn lại Chúa Giêsu và người phụ nữ thì đứng ở giữa: “người khốn khổ và lòng thương xót”, nói như thánh Augustinô (trong Joh 33,5). Chúa Giêsu là người duy nhất không có tội, là người duy nhất có thể ném đá người phụ nữ, nhưng Ngài không làm thế, vì Thiên Chúa “không muốn cái chết của tội nhân, nhưng muốn họ thay đổi và sống” (x. Ed 33,11). Chúa Giêsu cho người phụ nữ đi bằng những lời quá đẹp: “Chị hãy đi và từ nay đừng phạm tội nữa” (c. 11). Chúa Giêsu mở ra trước mặt chị một con đường mới được làm nên bởi lòng thương xót, một con đường đòi hỏi chị không phạm tội nữa. Đây là một lời mời áp dụng cho mỗi chúng ta: Chúa Giêsu khi tha thứ cho chúng ta, Ngài luôn mở cho chúng ta một con đường mới để tiến về phía trước. Trong thời gian Mùa Chay thánh này, chúng ta được mời gọi nhận mình là tội nhân và xin sự tha thứ từ Thiên Chúa. Và sự tha thứ, đến lượt nó, khi hoà giải chúng ta và mang lại cho chúng ta bình an, cũng sẽ làm cho chúng ta bắt đầu lại một lịch sử được đổi mới. Mọi cuộc hoán cải thực sự đều hướng đến một tương lai mới, một cuộc sống mới, một cuộc sống đẹp, tự do khỏi tội lỗi và một cuộc sống quảng đại. Chúng ta đừng sợ xin sự tha thứ của Chúa Giêsu, vì Ngài mở cánh cửa cho chúng ta vào cuộc sống mới này. Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta làm chứng cho mọi người về tình yêu thương xót của Thiên Chúa. Qua Chúa Giêsu, Ngài tha thứ cho chúng ta và làm cho sự hiện hữu của chúng ta trở nên mới mẻ, luôn mang đến cho chúng ta những cơ hội mới.

Văn Yên, SJ, Vatican

Chúa Nhật V Mùa Chay Năm C

Chúa Nhật V Mùa Chay Năm C

CHÚA NHẬT 07-04-2019

BÀI ĐỌC I: Is 43, 16-21

“Đây Ta sẽ làm lại những cái mới và sẽ cho dân Ta nước uống”.

Trích sách Tiên tri Isaia.

Chúa là Đấng mở đường dưới biển, mở lối đi dưới dòng nước; Chúa là Đấng dẫn dắt xe, ngựa, quân binh và dũng sĩ. Tất cả đều ngủ và không chỗi dậy nữa; chúng bị ngộp thở và tắt đi như tim đèn. Người phán: “Các ngươi đừng nhớ đến dĩ vãng, và đừng để ý đến việc thời xưa nữa. Đây Ta sẽ làm những cái mới và giờ đây chúng sẽ xuất hiện, như các ngươi sẽ biết; Ta sẽ mở đường trong hoang địa, và khai sông nơi đất khô khan. Thú đồng, muông rừng và chim đà sẽ ca tụng Ta, vì Ta đã làm cho hoang địa có nước và đất khô khan có sông, để dân yêu quý của Ta có nước uống; Ta đã tác tạo dân này cho Ta, nó sẽ ca ngợi Ta”. Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 125, 1-2ab. 2cd-3. 4-5. 6

Đáp: Chúa đã đối xử đại lượng với chúng tôi, nên chúng tôi mừng rỡ hân hoan (c. 3).

Xướng: 1) Khi Chúa đem những người Sion bị bắt trở về, chúng tôi dường như người đang mơ, bấy giờ miệng chúng tôi vui cười, lưỡi chúng tôi thốt lên những tiếng hân hoan. – Đáp.

2) Bấy giờ dân thiên hạ nói với nhau rằng: Chúa đã đối xử với họ cách đại lượng. Chúa đã đối xử đại lượng với chúng tôi, nên chúng tôi mừng rỡ hân hoan. – Đáp.

3) Lạy Chúa, xin hãy đổi số phận chúng con, như những dòng suối ở miền nam. Ai gieo trong lệ sầu, sẽ gặt trong hân hoan. – Đáp.

4) Thiên hạ vừa đi vừa khóc, tay mang thóc đi gieo. Họ trở về trong hân hoan, vai mang những bó lúa. – Đáp.

BÀI ĐỌC II: Pl 3, 8-14

“Vì Đức Kitô, tôi đành chịu thua thiệt trong mọi sự, và tôi trở nên giống Người trong sự chết”.

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Philipphê.

Anh em thân mến, tôi coi tất cả mọi sự như thua thiệt trước cái lợi tuyệt vời là được biết Đức Giêsu Kitô, Chúa tôi. Vì Người, tôi đành chịu thua thiệt, và coi mọi sự như phân bớn, để lợi được Đức Kitô, và được ở trong Người, không phải do sự công chính của tôi dựa vào lề luật, nhưng do sự công chính bởi tin Đức Giêsu Kitô: sự công chính bởi Thiên Chúa là sự công chính bởi đức tin để nhận biết Người và quyền lực phục sinh của Người, để thông phần vào sự đau khổ của Người và trở nên giống Người trong sự chết, với hy vọng từ cõi chết được sống lại.

Không phải là tôi đã đạt đến cùng đích, hoặc đã trở nên hoàn hảo, nhưng tôi đang đuổi theo để chiếm lấy, bởi vì chính tôi cũng đã được Đức Giêsu Kitô chiếm lấy. Anh em thân mến, chính tôi chưa tin rằng tôi đã chiếm được, nhưng tôi đinh ninh một điều là quên hẳn đàng sau, mà hướng về phía trước, tôi cứ nhắm đích đuổi theo để đoạt giải ơn kêu gọi Thiên Chúa đã ban từ trời cao trong Đức Giêsu Kitô. Đó là lời Chúa.

CÂU XƯỚNG TRƯỚC PHÚC ÂM: Ga 8, 12b

Chúa phán: “Ta là sự sáng thế gian, ai theo Ta, sẽ được ánh sáng ban sự sống”.

PHÚC ÂM: Ga 8, 1-11

“Ai trong các ngươi sạch tội, hãy ném đá chị này trước đi”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu lên núi cây dầu. Và từ sáng sớm, Người lại vào trong đền thờ. Toàn dân đến cùng Người, nên Người ngồi xuống và bắt đầu giảng dạy. Lúc đó, luật sĩ và biệt phái dẫn đến Người một thiếu phụ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, và họ đặt nàng đứng trước mặt mọi người. Họ hỏi Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, thiếu phụ này bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, mà theo luật Môsê, hạng phụ nữ này phải bị ném đá. Còn Thầy, Thầy dạy sao?” Họ nói thế có ý gài bẫy Người để có thể tố cáo Người. Nhưng Chúa Giêsu cúi xuống, bắt đầu lấy ngón tay viết trên đất. Vì họ cứ hỏi mãi, nên Người đứng lên và bảo họ: “Ai trong các ngươi sạch tội, hãy ném đá chị này trước đi”. Và Người ngồi xuống và lại viết trên đất. Nghe nói thế, họ rút lui từng người một, bắt đầu là những người nhiều tuổi nhất, và còn lại một mình Chúa Giêsu với người thiếu phụ vẫn đứng đó. Bấy giờ Chúa Giêsu đứng thẳng dậy và bảo nàng: “Hỡi thiếu phụ, những người cáo chị đi đâu cả rồi? Không ai kết án chị ư?” Nàng đáp: “Thưa Thầy, không có ai”. Chúa Giêsu bảo: “Ta cũng thế, Ta không kết tội chị. Vậy chị hãy đi, và từ nay đừng phạm tội nữa”. Đó là lời Chúa.

Fifth Sunday of Lent – Year C

SUNDAY 04-07-2019

Reading 1 Is 43:16-21

Thus says the LORD,
who opens a way in the sea
and a path in the mighty waters,
who leads out chariots and horsemen,
a powerful army,
till they lie prostrate together, never to rise,
snuffed out and quenched like a wick.
Remember not the events of the past,
the things of long ago consider not;
see, I am doing something new!
Now it springs forth, do you not perceive it?
In the desert I make a way,
in the wasteland, rivers.
Wild beasts honor me,
jackals and ostriches,
for I put water in the desert
and rivers in the wasteland
for my chosen people to drink,
the people whom I formed for myself,
that they might announce my praise.

Responsorial Psalm Ps 126:1-2, 2-3, 4-5, 6.

  1. (3)  The Lord has done great things for us; we are filled with joy.
    When the LORD brought back the captives of Zion,
    we were like men dreaming.
    Then our mouth was filled with laughter,
    and our tongue with rejoicing.
    R. The Lord has done great things for us; we are filled with joy.
    Then they said among the nations,
    “The LORD has done great things for them.”
    The LORD has done great things for us;
    we are glad indeed.
    R. The Lord has done great things for us; we are filled with joy.
    Restore our fortunes, O LORD,
    like the torrents in the southern desert.
    Those that sow in tears
    shall reap rejoicing.
    R. The Lord has done great things for us; we are filled with joy.
    Although they go forth weeping,
    carrying the seed to be sown,
    They shall come back rejoicing,
    carrying their sheaves.
    R. The Lord has done great things for us; we are filled with joy.

Reading 2 Phil 3:8-14

Brothers and sisters:
I consider everything as a loss
because of the supreme good of knowing Christ Jesus my Lord.
For his sake I have accepted the loss of all things
and I consider them so much rubbish,
that I may gain Christ and be found in him,
not having any righteousness of my own based on the law
but that which comes through faith in Christ,
the righteousness from God,
depending on faith to know him and the power of his resurrection
and the sharing of his sufferings by being conformed to his death,
if somehow I may attain the resurrection from the dead.

It is not that I have already taken hold of it
or have already attained perfect maturity,
but I continue my pursuit in hope that I may possess it,
since I have indeed been taken possession of by Christ Jesus.
Brothers and sisters, I for my part
do not consider myself to have taken possession.
Just one thing: forgetting what lies behind
but straining forward to what lies ahead,
I continue my pursuit toward the goal,
the prize of God’s upward calling, in Christ Jesus.

Verse Before the Gospel Jl 2:12-13

Even now, says the Lord,
return to me with your whole heart;
for I am gracious and merciful.

Gospel Jn 8:1-11

Jesus went to the Mount of Olives.
But early in the morning he arrived again in the temple area,
and all the people started coming to him,
and he sat down and taught them.
Then the scribes and the Pharisees brought a woman
who had been caught in adultery
and made her stand in the middle.
They said to him,
“Teacher, this woman was caught
in the very act of committing adultery.
Now in the law, Moses commanded us to stone such women.
So what do you say?”
They said this to test him,
so that they could have some charge to bring against him.
Jesus bent down and began to write on the ground with his finger.
But when they continued asking him,
he straightened up and said to them,
“Let the one among you who is without sin
be the first to throw a stone at her.”
Again he bent down and wrote on the ground.
And in response, they went away one by one,
beginning with the elders.
So he was left alone with the woman before him.
Then Jesus straightened up and said to her,
“Woman, where are they?
Has no one condemned you?”
She replied, “No one, sir.”
Then Jesus said, “Neither do I condemn you.
Go, and from now on do not sin any more.”

 

Bài giảng của ĐTC CHÚA NHẬT TUẦN IV MÙA CHAY 31-03-2019

Trong bài giảng, ĐTC đã diễn giải bài Tin Mừng thuật lại dụ ngôn người cha nhân từ chờ đợi và vui mừng đón tiếp người con thứ hoang đàng trở về, còn người con cả thì giận dữ trước thái độ của người cha đón tiếp đứa con hư hỏng trở về và truyền mở tiệc ăn mừng. ĐTC nhận xét rằng:

Thái độ của người con cả

”Trong sự thiếu khả năng tham dự bữa tiệc mừng, người con cả không những không nhìn nhận đứa em và cũng chẳng nhìn nhận cha mình. Anh ta thích thân phận kẻ mồ côi hơn là tình huynh đệ, thích cô lập hơn là gặp gỡ, thích cay đắng hơn là tiệc mừng. Không những anh ta chẳng hiểu và tha thứ cho đứa em, nhưng cũng chẳng chấp nhận sự kiện mình có một người cha có khả năng tha thứ, sẵn sàng chờ đợi và cảnh giác để không ai bị loại trừ, tắt một lời, đó là một người cha có khả năng cảm thương.

Dụ ngôn phản ánh thực tại nhân loại

Từ nhận xét đó, ĐTC nói: ”Trên ngưỡng cửa nhà ấy, dường như có biểu lộ mầu nhiệm nhân loại chúng ta: một đàng có tiệc mừng vì người con được tìm lại, và đàng khác có một thứ tâm tình nổi loạn và phẫn nộ vì sự kiện người ta ăn mừng sự trở về của đứa em. Một đàng là sự đón tiếp người đã cảm nghiệm lầm than và đau khổ, hôi hám và mong được ăn thực phẩm heo ăn; đàng khác là sự giận dữ vì người ta dành chỗ cho kẻ không xứng đáng và không đáng được hưởng vòng tay ôm như thế.

Vì thế, nơi đây một lần nữa, ta thấy sự căng thẳng xuất hiện nơi dân chúng, trong các cộng đoàn chúng ta và thậm chí nơi chính chúng ta nữa. Một sự căng thẳng, đi từ Cain và Abel, đang ở trong chúng ta và chúng ta được mời gọi nhìn thẳng mặt nó. Ai là người có quyền ở lại giữa chúng ta, được một chỗ nơi bàn ăn của chúng ta, trong các cuộc hội họp, giữa những lo âu và bận tâm của chúng ta, trong các quảng trường và thành thị của chúng ta? Dường như câu hỏi giết em này tiếp tục vang âm: ”Tôi có phải là người canh giữ em tôi đâu?” (Xc St4,9)

Nhân loại bị chia rẽ và oán thù

ĐTC giải thích rằng ”Chắc chắn cũng có bao nhiêu hoàn cảnh có thể nuôi dưỡng chia rẽ và xung đột; không thể chối là có những tình trạng có thể đưa chúng ta đến chỗ xung đột và chia rẽ. Chúng ta không thể phủ nhận điều đó. Chúng ta luôn bị đe dọa vì cám dỗ tin tưởng nơi oán ghét và báo thù như những hình thức hợp pháp để đạt công lý một cách mau lẹ và hữu hiệu. Nhưng kinh nghiệm cho chúng ta thấy oán ghét, chia rẽ và báo thù chỉ giết hại tâm hồn dân chúng ta, làm cho niềm hy vọng của con cái chúng ta bị ô nhiễm, và phá hủy, tước mất tất cả những chỉ chúng ta yêu mến”.

Để vượt thắng cần hướng nhìn trái tim Người Cha

Vì thế, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy nhìn và chiêm ngắm trái tim Người Cha. Chỉ từ đó chúng ta mới có thể khám phá mỗi ngày chúng ta là anh chị em với nhau. Chỉ từ chân trời mở rộng ấy mới có thể giúp chúng ta vượt thắng những tiêu chuẩn thiển cận, chia rẽ, và nhờ đó chúng ta mới có thể đạt tới một cái nhìn không chủ trương che đậy hoặc phủ nhận những khác biệt giữa chúng ta, bằng cách tìm kiếm một sự ép buộc hiệp nhất hoặc âm thầm gạt ra ngoài lề. Chỉ khi nào chúng ta có khả năng mỗi ngày ngước mắt lên trời và đọc kinh ”Lạy Cha chúng con”, chúng ta mới có thể đi vào năng động giúp chúng ta nhìn và dám sống với nhau, không phải như kẻ thù, nhưng như anh chị em với nhau”.

Tham gia vào tình thương xót của Cha

Tiếp tục bài giảng, ĐTC giải thích lời người Cha nói với người con cả: “Tất cả những gì của cha là của con” (Lv 15,31), đây không phải chỉ là của cải vật chất, nhưng còn là sự tham gia vào chính tình thương và lòng cảm thương của Cha. Đó là gia tài và là sự phong phú lớn nhất của Kitô hữu.

”Tất cả những gì của cha là của con”, cả khả năng thương xót của cha nữa. Chúng ta đừng chiều theo cám dỗ thu hẹp thân phận làm con của chúng ta vào vấn đề luật lệ và cấm đoán, các nghĩa vụ và những chu toàn. Sự kiện chúng ta thuộc về cha và sứ mạng của chúng ta không nảy sinh từ sự duy ý chí, duy luật lệ, duy tương đối hoặc duy hoàn hảo, nhưng từ những người tin tưởng, hằng ngày khiêm tốn và kiên trì cầu khẩn: ”Xin cho nước Cha được hiển trị!”

Mỗi người bổ túc phần kết bỏ ngỏ của dụ ngôn

ĐTC nhận xét rằng dụ ngôn Tin Mừng ở đây để ngỏ phần kết. Chúng ta thấy người cha xin người con cả hãy vào dự tiệc lòng thương xót. Thánh Sử Tin Mừng không cho biết đâu là quyết định của người con cả về vấn đề này? Anh ta có vào dự tiệc mừng không? Chúng ta có thể nghĩ rằng phần kết thúc này được bỏ ngỏ với mục đích để mỗi cộng đoàn, mỗi người chúng ta, có thể viết vào đó bằng cuộc sống của mình, bằng cái nhìn và thái độ đối với người khác. Kitô hữu biết rằng trong nhà Cha có nhiều chỗ, chỉ những ai không muốn vào để tham gia niềm vui mới ở ngoài mà thôi.

Chúa Nhật IV Mùa Chay Năm C

Chúa Nhật IV Mùa Chay Năm C

CHÚA NHẬT 31-03-2019

BÀI ĐỌC I: Gs 5, 9a. 10-12

“Dân Chúa tiến vào đất Chúa hứa và mừng Lễ Vượt Qua”.

Trích sách Giosuê.

Trong những ngày ấy, Chúa phán cùng Giosuê rằng: “Hôm nay, Ta đã cất sự dơ nhớp của Ai-cập khỏi các ngươi!” Con cái Israel tạm trú tại Galgali và mừng Lễ Vượt Qua vào ban chiều ngày mười bốn trong tháng, trên cách đồng Giêricô. Ngày hôm sau Lễ Vượt Qua, họ ăn các thức ăn địa phương, bánh không men và lúa mạch gặt năm ấy. Từ khi họ ăn các thức ăn địa phương, thì không có manna nữa. Và con cái Israel không còn ăn manna nữa, nhưng họ ăn thổ sản năm đó của xứ Canaan. Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 33, 2-3. 4-5. 6-7

Đáp: Các bạn hãy nếm thử và hãy nhìn coi, cho biết Chúa thiện hảo nhường bao (c. 9a).

1) Tôi chúc tụng Chúa trong mọi lúc, miệng tôi hằng liên lỉ ngợi khen Người. Trong Chúa linh hồn tôi hãnh diện, bạn nghèo hãy nghe và hãy mừng vui.

2) Các bạn hãy cùng tôi ca ngợi Chúa, cùng nhau ta hãy tán tạ danh Người. Tôi cầu khẩn Chúa, Chúa đã nhậm lời, và Người đã cứu tôi khỏi mọi điều lo sợ.

3) Hãy nhìn về Chúa để các bạn vui tươi, và các bạn khỏi hổ ngươi bẽ mặt. Kìa người đau khổ cầu cứu và Chúa đã nghe, và Người đã cứu họ khỏi mọi điều tai nạn.

BÀI ĐỌC II: 2 Cr 5, 17-21

“Thiên Chúa đã nhờ Đức Kitô giao hoà chúng ta với mình”.

Trích thư thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.

Anh em thân mến, nếu ai ở trong Đức Kitô, thì người đó sẽ là một thụ tạo mới, những gì là cũ đã qua đi: này đây tất cả mọi sự đã trở thành mới. Vì mọi sự bởi Thiên Chúa, Đấng đã nhờ Đức Kitô giao hoà chúng ta với mình, và trao phó cho chúng tôi chức vụ giao hoà. Thật vậy, Thiên Chúa là Đấng giao hoà thế gian với chính mình Người trong Đức Kitô, nên không kể chi đến tội lỗi của loài người, và đặt lên môi miệng chúng tôi lời giao hoà. Nên chúng tôi là sứ giả thay mặt Đức Kitô, như chính Chúa dùng chúng tôi mà khuyên bảo. Vì Đức Kitô, chúng tôi van nài anh em hãy giao hoà với Thiên Chúa. Đấng không hề biết tội, thì Thiên Chúa làm nên thân tội vì chúng ta, để trong Ngài, chúng ta trở nên sự công chính của Thiên Chúa.

Đó là lời Chúa.

CÂU XƯỚNG TRƯỚC PHÚC ÂM: Lc 15, 18

Tôi muốn ra đi trở về với cha tôi và thưa người rằng: Thưa cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến cha.

PHÚC ÂM: Lc 15, 1-3. 11-32

“Em con đã chết nay sống lại”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, những người thu thuế và những kẻ tội lỗi đến gần Chúa Giêsu để nghe Người giảng; thấy vậy, những người biệt phái và luật sĩ lẩm bẩm rằng: “Ông này đón tiếp những kẻ tội lỗi và cùng ngồi ăn uống với chúng”. Bấy giờ Người phán bảo họ dụ ngôn này: “Người kia có hai con trai. Đứa em thưa với cha rằng: ‘Thưa cha, xin cha cho con phần gia tài thuộc về con’. Người cha liền chia gia tài cho các con. Ít ngày sau, người em thu nhặt tất cả của mình, trẩy đi miền xa và ở đó ăn chơi xa xỉ phung phí hết tiền của. Khi nó tiêu hết tiền của thì vừa gặp nạn đói lớn trong miền đó, và nó bắt đầu cảm thấy túng thiếu. Nó vào giúp việc cho một người trong miền, người này sai nó ra đồng chăn heo. Nó muốn ăn những đồ cặn bã heo ăn cho đầy bụng, nhưng cũng không ai cho. Bấy giờ nó hồi tâm lại và tự nhủ: ‘Biết bao người làm công ở nhà cha tôi được ăn uống dư dật, còn tôi, tôi ở đây phải chết đói. Tôi muốn ra đi trở về với cha tôi và thưa người rằng: “Thưa cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến cha, con không đáng được gọi là con cha nữa, xin cha đối xử với con như một người làm công của cha” ‘. Vậy nó ra đi và trở về với cha nó. Khi nó còn ở đàng xa, cha nó chợt trông thấy, liền động lòng thương; ông chạy ra ôm choàng lấy cổ nó và hôn nó hồi lâu… Người con trai lúc đó thưa rằng: ‘Thưa cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến cha, con không đáng được gọi là con cha nữa’. Nhưng người cha bảo đầy tớ: ‘Mau mang áo đẹp nhất ra đây và mặc cho cậu, hãy đeo nhẫn vào ngón tay cậu, và xỏ giầy vào chân cậu. Hãy bắt con bê béo làm thịt để chúng ta ăn mừng: vì con ta đây đã chết, nay sống lại, đã mất, nay lại tìm thấy’. Và người ta bắt đầu ăn uống linh đình.

“Người con cả đang ở ngoài đồng. Khi về gần đến nhà, nghe tiếng đàn hát và nhảy múa, anh gọi một tên đầy tớ để hỏi xem có chuyện gì. Tên đầy tớ nói: ‘Đó là em cậu đã trở về, và cha cậu đã giết bê béo, vì thấy cậu ấy về mạnh khoẻ’. Anh liền nổi giận và quyết định không vào nhà. Cha anh ra xin anh vào. Nhưng anh trả lời: ‘Cha coi, đã bao năm con hầu hạ cha, không hề trái lệnh cha một điều nào, mà không bao giờ cha cho riêng con một con bê nhỏ để ăn mừng với chúng bạn. Còn thằng con của cha kia, sau khi phung phí hết tài sản của cha với bọn đàng điếm, nay trở về thì cha lại sai làm thịt bê béo ăn mừng nó’. Nhưng người cha bảo: ‘Hỡi con, con luôn ở với cha, và mọi sự của cha đều là của con. Nhưng phải ăn tiệc và vui mừng, vì em con đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy’ “.

Đó là lời Chúa.

Fourth Sunday of Lent – Year C Readings

SUNDAY 03-31-2019

Reading 1 Jos 5:9a, 10-12

The LORD said to Joshua,
“Today I have removed the reproach of Egypt from you.”

While the Israelites were encamped at Gilgal on the plains of Jericho,
they celebrated the Passover
on the evening of the fourteenth of the month.
On the day after the Passover,
they ate of the produce of the land
in the form of unleavened cakes and parched grain.
On that same day after the Passover,
on which they ate of the produce of the land, the manna ceased.
No longer was there manna for the Israelites,
who that year ate of the yield of the land of Canaan.

Responsorial Psalm Ps 34:2-3, 4-5, 6-7.

  1. (9a)  Taste and see the goodness of the Lord.
    I will bless the LORD at all times;
    his praise shall be ever in my mouth.
    Let my soul glory in the LORD;
    the lowly will hear me and be glad.
    R. Taste and see the goodness of the Lord.
    Glorify the LORD with me,
    let us together extol his name.
    I sought the LORD, and he answered me
    and delivered me from all my fears.
    R. Taste and see the goodness of the Lord.
    Look to him that you may be radiant with joy,
    and your faces may not blush with shame.
    When the poor one called out, the LORD heard,
    and from all his distress he saved him.
    R. Taste and see the goodness of the Lord.

Reading 2 2 Cor 5:17-21

Brothers and sisters:
Whoever is in Christ is a new creation:
the old things have passed away;
behold, new things have come.
And all this is from God,
who has reconciled us to himself through Christ
and given us the ministry of reconciliation,
namely, God was reconciling the world to himself in Christ,
not counting their trespasses against them
and entrusting to us the message of reconciliation.
So we are ambassadors for Christ,
as if God were appealing through us.
We implore you on behalf of Christ,
be reconciled to God.
For our sake he made him to be sin who did not know sin,
so that we might become the righteousness of God in him.

Verse Before the Gospel Lk 15:18

I will get up and go to my Father and shall say to him:
Father, I have sinned against heaven and against you.

Gospel Lk 15:1-3, 11-32

Tax collectors and sinners were all drawing near to listen to Jesus,
but the Pharisees and scribes began to complain, saying,
“This man welcomes sinners and eats with them.”
So to them Jesus addressed this parable:
“A man had two sons, and the younger son said to his father,
‘Father give me the share of your estate that should come to me.’
 
So the father divided the property between them.
After a few days, the younger son collected all his belongings
and set off to a distant country
where he squandered his inheritance on a life of dissipation.
When he had freely spent everything,
a severe famine struck that country,
and he found himself in dire need.
So he hired himself out to one of the local citizens
who sent him to his farm to tend the swine.
And he longed to eat his fill of the pods on which the swine fed,
but nobody gave him any.
Coming to his senses he thought,
‘How many of my father’s hired workers
have more than enough food to eat,
but here am I, dying from hunger.
I shall get up and go to my father and I shall say to him,
“Father, I have sinned against heaven and against you.
I no longer deserve to be called your son;
treat me as you would treat one of your hired workers.”’
So he got up and went back to his father.
While he was still a long way off,
his father caught sight of him, and was filled with compassion.
He ran to his son, embraced him and kissed him.
His son said to him,
‘Father, I have sinned against heaven and against you;
I no longer deserve to be called your son.’
But his father ordered his servants,
‘Quickly bring the finest robe and put it on him;
put a ring on his finger and sandals on his feet.
Take the fattened calf and slaughter it.
Then let us celebrate with a feast,
because this son of mine was dead, and has come to life again;
he was lost, and has been found.’
Then the celebration began.
Now the older son had been out in the field
and, on his way back, as he neared the house,
he heard the sound of music and dancing.
He called one of the servants and asked what this might mean.
The servant said to him,
‘Your brother has returned
and your father has slaughtered the fattened calf
because he has him back safe and sound.’
He became angry,
and when he refused to enter the house,
his father came out and pleaded with him.
He said to his father in reply,
‘Look, all these years I served you
and not once did I disobey your orders;
yet you never gave me even a young goat to feast on with my friends.
But when your son returns
who swallowed up your property with prostitutes,
for him you slaughter the fattened calf.’
He said to him,
‘My son, you are here with me always;
everything I have is yours.
But now we must celebrate and rejoice,
because your brother was dead and has come to life again;
he was lost and has been found.’”

Bài giảng của ĐTC Phanxicô: Đừng lạm dụng lòng thương xót của Thiên Chúa với sự lười biếng tâm linh

Lòng thương xót của Thiên Chúa là vô hạn, nhưng chúng ta không được “lạm dụng” điều ấy với “sự lười biếng tâm linh”: trên hết trong Mùa Chay này, mỗi người chúng ta được mời gọi “đáp lại bằng con tim chân thành” trước lời mời gọi hoán cải. Trước sự hiện diện đông đảo của các tín hữu tập trung tại Quảng trường Thánh Phê-rô, Đức Thánh Cha giải thích dụ ngôn cây vả không sinh trái và cách người làm vườn nho thuyết phục ông chủ đừng chặt cây ấy đi.

Lòng thương xót của Thiên Chúa

Tin Mừng của Chúa nhật thứ ba Mùa Chay hôm nay (Lc 13: 1-9) nói với chúng ta về lòng thương xót của Thiên Chúa và về sự hoán cải của chúng ta. Chúa Giêsu kể cho chúng ta dụ ngôn về cây vả không sinh trái. Một người kia trồng một cây vả trong vườn nhà mình, và mỗi hè đến, với thật nhiều hy vọng, chờ mong, ông ra cây tìm trái mà không thấy. Vì sự thất vọng này lặp đi lặp lại đã ba năm, ông nghĩ đến việc chặt cây vả đó đi để trồng một cây khác. Ông gọi người làm vườn lại và bày tỏ sự không hài lòng của mình. Ông ra lệnh cho người làm vườn chặt cây ấy đi vì nó làm hại đất, không sinh ích lợi gì. Nhưng người làm vườn đã nài xin ông chủ kiên nhẫn chờ đợi và cho gia hạn thêm một năm nữa. Trong thời gian đó, bác ta sẽ chăm sóc cẩn thận và chu đáo để thúc đẩy nó sinh hoa trái.

Ông chủ tượng trưng cho Chúa Cha và người làm vườn là hình ảnh của Chúa Giêsu, còn cây vả tượng trưng cho loài người vô cảm, khô cạn và cằn cỗi. Chúa Giêsu cầu khẩn Chúa Cha cho con người, xin Người chờ đợi và thêm chút thời gian, với ước mong những hoa trái tình yêu và công bình sẽ trổi lên trong nó. Cây vả mà ông chủ trong dụ ngôn muốn loại bỏ muốn nói đến một cuộc đời không sinh hoa trái, không biết cho đi, không biết làm việc lành. Đó chính là biểu tượng của một người chỉ biết sống cho mình, trong sự đầy đủ, êm đềm và thoải mái của riêng họ, mà không để mắt, để tâm đến những người xung quanh, những người đang sống trong đau khổ, nghèo đói, và thiếu tiện nghi. Thái độ ích kỷ và không sinh hoa trái thiêng liêng này đi ngược lại với tình yêu lớn lao mà người làm vườn dành cho cây vả: bác ta kiên nhẫn, chờ dợi, dành thời gian và công sức cho nó. Bác ấy hứa với ông chủ sẽ chăm sóc đặc biệt cho cái cây đang gây thất vọng ấy.

Thời gian cho việc hoán cải không phải là vô thời hạn

Lối so sánh này cho thấy lòng thương xót của Thiên Chúa: Người cho chúng ta thời gian để hoán cải. Dù nhiều lần trong đời, chúng ta là thứ cây cằn cỗi, không sinh hoa trái, nhưng Thiên Chúa vẫn kiên nhẫn và cho chúng ta cơ hội để thay đổi, để tiến bộ mỗi ngày trên nẻo đường thánh thiện. Nhưng việc gia hạn cho đến ngày cây ra trái cho thấy việc hoán cải là điều cấp bách. Người làm vườn nói với ông chủ: “xin cứ để nó lại năm nay nữa” (c.8). Khả thể hoán cải không phải là vô thời hạn. vì thế, ta cần phải nắm bắt điều ấy ngay lập tức, nếu không nó sẽ bị vụt đi mãi mãi. Chúng ta có thể cậy vào lòng thương xót của Thiên Chúa nhưng đừng làm dụng điều ấy. Chúng ta không thể biện minh cho việc lười biếng thiêng liêng được, nhưng cần phải dấn thân thêm nữa để mau mắn đáp lại lòng thương xót ấy với con tim chân thành.

Trong Mùa Chay, Thiên Chúa mời gọi chúng ta hoán cải. Mỗi người trong chúng ta phải cảm thấy bị chất vấn, bị đòi hỏi bởi lời kêu gọi này: điều chỉnh một điều gì đó trong cuộc sống của mình, trong cách nghĩ, cách làm, và trong cách tương quan với những người thân cận. Đồng thời, chúng ta phải bắt chước sự kiên nhẫn của Thiên Chúa, Đấng luôn tin tưởng vào khả năng có thể “đứng dậy” và tiếp tục cuộc hành trình của tất cả mọi người. Người không nỡ dập tắt tim đèn còn khói, nhưng đồng hành và quan tâm đến những người yếu đuối để họ được củng cố và đóng góp tình yêu của mình cho cộng đồng. Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta sống những ngày chuẩn bị cho Lễ Phục Sinh như thời gian đổi mới thiêng liêng, biết tin tưởng mở ra với ân sủng của Thiên Chúa và lòng thương xót của Người.

Trần Đỉnh, SJ – Vatican

Chúa Nhật III Mùa Chay Năm C

Chúa Nhật III Mùa Chay Năm C

CHÚA NHẬT 24-03-2019

BÀI ĐỌC I: Xh 3, 1-8a. 13-15

“Đấng hiện hữu sai tôi đến với anh em”.

Trích sách Xuất Hành.

Trong những ngày ấy, Môsê chăn chiên cho ông nhạc là Giêtrô, tư tế xứ Mađian. Ông lùa đoàn chiên qua sa mạc, đến núi Horeb là núi của Thiên Chúa. Thiên Chúa hiện ra với ông trong ngọn lửa cháy từ giữa bụi gai. Ông nhìn thấy bụi gai bốc lửa, nhưng không bị thiêu rụi. Môsê nói: “Ta hãy lại xem cảnh tượng kỳ lạ này, vì sao bụi gai không bị thiêu rụi”.

Thiên Chúa thấy ông lại xem, từ giữa bụi gai Người gọi ông: “Môsê! Môsê!” Ông thưa: “Dạ con đây!” Chúa nói: “Ngươi đừng đến gần đây. Hãy cởi dép ở chân ra, vì chỗ ngươi đang đứng là nơi thánh”. Chúa lại nói: “Ta là Thiên Chúa của Tổ phụ ngươi. Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Giacóp”. Môsê che mặt, vì không dám nhìn Thiên Chúa. Chúa nói: “Ta đã thấy dân Ta phải khổ cực ở Ai-cập. Ta đã nghe tiếng chúng kêu than kẻ đốc công áp bức. Ta biết nỗi đau khổ của chúng, nên Ta xuống cứu chúng thoát khỏi tay người Ai-cập và đưa ra khỏi đất ấy đến miền đất tốt tươi rộng lớn, đất tràn trề sữa và mật”.

Môsê thưa với Thiên Chúa rằng: “Này con sẽ đến với con cái Israel và bảo họ: Thiên Chúa của tổ phụ anh em đã sai tôi đến với anh em. Nếu họ hỏi con: ‘Tên Người là gì?’, con sẽ nói sao với họ?” Thiên Chúa nói với Môsê: “Ta là Đấng Tự Hữu”. Chúa nói: “Ngươi sẽ bảo con cái Israel thế này: ‘Đấng Tự Hữu sai tôi đến với anh em’ “.

Thiên Chúa lại nói với Môsê: “Ngươi sẽ bảo con cái Israel thế này: ‘Thiên Chúa của tổ phụ anh em, Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Giacóp sai tôi đến với anh em’. Đó là danh Ta cho đến muôn đời, đó là danh Ta phải ghi nhớ qua mọi thế hệ”. Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 102, 1-2. 3-4. 6-7. 8 và 11

Đáp: Chúa là Đấng từ bi và hay thương xót (c. 8a).

1) Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, và toàn thể con người tôi, hãy chúc tụng danh Người. Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, và chớ khá quên mọi ân huệ của Người.

2) Người đã thứ tha cho mọi điều sai lỗi, và chữa ngươi khỏi mọi tật nguyền. Người chuộc mạng ngươi khỏi chỗ vong thân, Người đội đầu ngươi bằng mão từ bi, ân sủng.

3) Chúa thi hành những sự việc công minh, và trả lại quyền lợi cho những người bị ức. Người tỏ cho Môsê được hay đường lối, tỏ công cuộc Người cho con cái Israel.

4) Chúa là Đấng từ bi và hay thương xót, chậm bất bình và hết sức khoan nhân. Nhưng cũng như trời xanh cao vượt trên trái đất, lòng nhân Người còn siêu việt hơn thế trên kẻ kính sợ Người.

BÀI ĐỌC II: 1 Cr 10, 1-6. 10-12

“Đời sống dân chúng đối với Môsê trong hoang địa được viết ra để răn bảo chúng ta”.

Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.

Anh em thân mến, tôi không muốn để anh em không hay biết điều này, là tất cả cha ông chúng ta đã được ở dưới áng mây, đi ngang qua biển và tất cả nhờ Môsê mà được thanh tẩy, dưới áng mây và trong lòng biển; tất cả đã ăn cùng một thức ăn thiêng liêng, và uống cùng một thức uống thiêng liêng. Thật vậy, tất cả đã uống nước phát xuất từ tảng đá thiêng liêng đi theo họ: tảng đá ấy chính là Chúa Kitô. Tuy nhiên, không phải phần đông trong họ đã sống đẹp lòng Chúa, vì họ đã bị gục ngã trong hoang địa.

Bao nhiêu sự kiện đó nêu gương cho chúng ta, để chúng ta đừng chiều theo những dục vọng xấu xa như những người đó đã chiều theo. Anh em đừng lẩm bẩm kêu trách như một số người trong bọn họ đã làm, và đã vong mạng bởi tay một sứ thần huỷ diệt. Những việc đó đã xảy đến cho họ để làm gương, và đã được ghi chép để răn bảo chúng ta là những người đang sống trong thời đại cuối cùng. Thế nên, ai tưởng mình đang đứng vững, hãy ý tứ kẻo ngã. Đó là lời Chúa.

CÂU XƯỚNG TRƯỚC PHÚC ÂM: 2 Cr 6, 2

Này là lúc thuận tiện, này là ngày cứu độ.

PHÚC ÂM: Lc 13, 1-9

“Nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị huỷ diệt như vậy”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, có những kẻ thuật lại cho Chúa Giêsu về việc quan Philatô giết mấy người Galilê, làm cho máu họ hoà lẫn với máu các vật họ tế sinh. Ngài lên tiếng bảo: “Các ngươi tưởng rằng mấy người xứ Galilê bị ngược đãi như vậy là những người tội lỗi hơn tất cả những người khác ở xứ Galilê ư? Ta bảo các ngươi: không phải thế. Nhưng nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị huỷ diệt như vậy. Cũng như mười tám người bị tháp Silôe đổ xuống đè chết, các ngươi tưởng họ tội lỗi hơn những người khác ở Giêrusalem ư? Ta bảo các ngươi: không phải thế. Nếu các ngươi không ăn năn hối cải, thì tất cả các ngươi cũng sẽ bị huỷ diệt như vậy”.

Ngài nói với họ dụ ngôn này: “Có người trồng một cây vả trong vườn nho mình. Ông đến tìm quả ở cây đó mà không thấy, ông liền bảo người làm vườn rằng: ‘Kìa, ba năm nay ta đến tìm quả cây vả này mà không thấy có. Anh hãy chặt nó đi, còn để nó choán đất làm gì!’ Nhưng anh ta đáp rằng: ‘Thưa ông, xin để cho nó một năm nay nữa, tôi sẽ đào đất chung quanh và bón phân; may ra nó có quả chăng, bằng không năm tới ông sẽ chặt nó đi'”. Đó là lời Chúa.

Third Sunday of Lent – Year C Readings

SUNDAY 03-24-2019

Reading 1 Ex 3:1-8a, 13-15

Moses was tending the flock of his father-in-law Jethro,
the priest of Midian.
Leading the flock across the desert, he came to Horeb,
the mountain of God.
There an angel of the LORD appeared to Moses in fire
flaming out of a bush.
As he looked on, he was surprised to see that the bush,
though on fire, was not consumed.
So Moses decided,
“I must go over to look at this remarkable sight,
and see why the bush is not burned.”

When the LORD saw him coming over to look at it more closely,
God called out to him from the bush, “Moses! Moses!”
He answered, “Here I am.”
God said, “Come no nearer!
Remove the sandals from your feet,
for the place where you stand is holy ground.
I am the God of your fathers, “ he continued,
“the God of Abraham, the God of Isaac, the God of Jacob.”
Moses hid his face, for he was afraid to look at God.
But the LORD said,
“I have witnessed the affliction of my people in Egypt
and have heard their cry of complaint against their slave drivers,
so I know well what they are suffering.
Therefore I have come down to rescue them
from the hands of the Egyptians
and lead them out of that land into a good and spacious land,
a land flowing with milk and honey.”

Moses said to God, “But when I go to the Israelites
and say to them, ‘The God of your fathers has sent me to you,’
if they ask me, ‘What is his name?’ what am I to tell them?”
God replied, “I am who am.”
Then he added, “This is what you shall tell the Israelites:
I AM sent me to you.”

God spoke further to Moses, “Thus shall you say to the Israelites:
The LORD, the God of your fathers,
 
the God of Abraham, the God of Isaac, the God of Jacob,
has sent me to you.

“This is my name forever;
thus am I to be remembered through all generations.”

Responsorial Psalm Ps 103: 1-2, 3-4, 6-7, 8, 11.

  1. (8a)  The Lord is kind and merciful.
    Bless the LORD, O my soul;
    and all my being, bless his holy name.
    Bless the LORD, O my soul,
    and forget not all his benefits.
    R. The Lord is kind and merciful.
    He pardons all your iniquities,
    heals all your ills,
    He redeems your life from destruction,
    crowns you with kindness and compassion.
    R. The Lord is kind and merciful.
    The LORD secures justice
    and the rights of all the oppressed.
    He has made known his ways to Moses,
    and his deeds to the children of Israel.
    R. The Lord is kind and merciful.
    Merciful and gracious is the LORD,
    slow to anger and abounding in kindness.
    For as the heavens are high above the earth,
    so surpassing is his kindness toward those who fear him.
    R. The Lord is kind and merciful.

Reading 2 1 Cor 10:1-6, 10-12

I do not want you to be unaware, brothers and sisters,
that our ancestors were all under the cloud
and all passed through the sea,
and all of them were baptized into Moses
in the cloud and in the sea.
All ate the same spiritual food,
and all drank the same spiritual drink,
for they drank from a spiritual rock that followed them,
and the rock was the Christ.
Yet God was not pleased with most of them,
for they were struck down in the desert.

These things happened as examples for us,
so that we might not desire evil things, as they did.
Do not grumble as some of them did,
and suffered death by the destroyer.
These things happened to them as an example,
and they have been written down as a warning to us,
upon whom the end of the ages has come.
Therefore, whoever thinks he is standing secure
should take care not to fall.

Verse Before the Gospel Mt 4:17

Repent, says the Lord;
the kingdom of heaven is at hand.

Gospel Lk 13:1-9

Some people told Jesus about the Galileans
whose blood Pilate had mingled with the blood of their sacrifices.
Jesus said to them in reply,
“Do you think that because these Galileans suffered in this way
they were greater sinners than all other Galileans?
By no means!
But I tell you, if you do not repent,
you will all perish as they did!
Or those eighteen people who were killed
when the tower at Siloam fell on them—
do you think they were more guilty
than everyone else who lived in Jerusalem?
By no means!
But I tell you, if you do not repent,
you will all perish as they did!”

And he told them this parable:
“There once was a person who had a fig tree planted in his orchard,
and when he came in search of fruit on it but found none,
he said to the gardener,
‘For three years now I have come in search of fruit on this fig tree
but have found none.
So cut it down.
Why should it exhaust the soil?’
He said to him in reply,
‘Sir, leave it for this year also,
and I shall cultivate the ground around it and fertilize it;
it may bear fruit in the future.
If not you can cut it down.'”

 

BÀI GIẢNG CHÚA NHẬT THỨ II MÙA CHAY CỦA ĐTC

Anh chị em thân mến,

Trong ngày Chúa nhật thứ II mùa Chay này, phụng vụ muốn chúng ta chiêm ngắm biến cố Chúa biến hình; trong biến cố này, Chúa Giêsu cho các môn đệ Phêrô, Giacôbê và Gioan được cảm nếm trước vinh quang Phục sinh: điều thuộc về thiên giới nhưng xảy ra trên trần gian. Thánh sử Luca (x. 9,28-36) trình bày cho chúng ta thấy Chúa Giêsu biến hình trên núi, nơi của ánh sáng; Chúa biến hình là một biểu tượng có sức thu hút về một kinh nghiệm đặc biệt được dành riêng cho ba môn đệ.

Ba môn đệ lên núi với Thầy của mình; họ nhìn thấy Người chìm đắm trong cầu nguyện và “dung mạo Người bỗng đổi khác” (c. 29). Đã quen nhìn thấy Người hàng ngày trong dáng vẻ đơn giản của con người, nay đứng trước sự huy hoàng mới, bao trùm toàn bộ con người của Chúa, họ bị kinh ngạc. Và Môsê và Elia xuất hiện bên cạnh Chúa Giêsu; họ nói với Người về cuộc “xuất hành” mà Người sắp thực hiện, nghĩa là cuộc Vượt qua cái chết và sống lại. Bấy giờ, Phêrô thốt lên: “Thưa Thầy, chúng con ở đây thật là hay!” (c. 33). Ông muốn rằng giây phút ân sủng đó không bao giờ kết thúc!

Thập giá là con đường đưa đến sự sống vĩnh cửu

Biến cố Biến hình xảy ra vào thời điểm cụ thể trong sứ mệnh của Chúa Kitô, nghĩa là sau khi Người đã cho các môn đệ biết rằng Người phải “chịu đau khổ nhiều, … bị giết chết và sống lại vào ngày thứ ba” (c. 21). Chúa Giêsu biết rằng các môn đệ không chấp nhận thực tế này và do đó Người muốn chuẩn bị cho họ chịu đựng biến cố đau thương về cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa trên thập giá, để họ biết rằng đây là con đường mà qua đó Cha trên trời sẽ đưa Người Con được tuyển chọn của Người đến vinh quang, khi làm cho Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết. Và đây sẽ cũng sẽ là con đường của các môn đệ: không ai đạt đến sự sống vĩnh cửu nếu không theo Chúa Giêsu bằng cách vác lấy thập giá trong cuộc sống dương thế.

Đau khổ là giai đoạn cần thiết nhưng chỉ là tạm thời

Do đó, cuộc Biến hình của Chúa Kitô tỏ cho chúng ta chiều kích Kitô giáo của đau khổ: nó là giai đoạn cần thiết nhưng chỉ là tạm thời. Điểm đến mà chúng ta được mời gọi đến thì đầy ánh sáng như gương mặt của Chúa Kitô biến hình: nơi Người có ơn cứu độ, có mối phúc, có ánh sáng, có tình yêu không giới hạn của Thiên Chúa. Khi bày tỏ vinh quang của Người, Chúa Giêsu trấn an chúng ta rằng thập giá, những thử thách, các khó khăn mà chúng ta gặp phải, đều có giải pháp và cách khắc phục trong cuộc Vượt qua của Người. Vì thế trong Mùa Chay này, cả chúng ta cũng đi lên núi với Chúa Giêsu! Bằng cách nào? Bằng cầu nguyện. Chúng ta hãy dừng lại suy tư trong một vài khoảnh khắc, hãy đắm chìm trong nội tâm vào gương mặt của Chúa và để cho ánh sáng của Người bao phủ chúng ta và tỏa chiếu trong cuộc đời của chúng ta.

Qua cầu nguyện, chúng ta được biến đổi

Thực tế là thánh sử Luca khẳng định rằng Chúa Giêsu đã biến hình “trong khi Người đang cầu nguyện” (c 29). Người đã đắm chìm trong cuộc trò chuyện mật thiết với Chúa Cha, trong đó cũng gợi lại Lề Luật và các Ngôn sứ – Môsê và Êlia – và trong khi Người hoàn toàn tuân theo thánh ý cứu độ của Chúa Cha, bao gồm cả thập giá, vinh quang của Thiên Chúa bao phủ Người và biến đổi cả diện mạo bên ngoài. Và cũng thế: lời cầu nguyện trong Chúa Kitô và trong Chúa Thánh Thần biến đổi con người từ bên trong và có thể chiếu sáng tha nhân và thế giới xung quanh.

Chúng ta hãy tiếp tục hành trình Mùa Chay với niềm vui. Chúng ta hãy dành thời gian cho cầu nguyện và cho Lời của Chúa mà phụng vụ chuẩn bị cho chúng ta rất nhiều trong những ngày này. Xin Đức Trinh nữ Maria dạy chúng ta ở lại với Chúa Giêsu cả khi chúng ta không hiểu và không cảm nhận được những con đường của Người. Bởi vì chỉ khi ở lại với Người chúng ta mới nhìn thấy vinh quang của Người.

Hồng Thủy – Vatican