HỐI HẬN

HỐI HẬN

CHÚA NHẬT TUẦN XXVI THƯỜNG NIÊN NĂM A

Bài đọc 1 : ( Ed 18:25-28). Bài đọc 2 : ( Pl 2:1-11). Tin Mừng : ( Mt 21:28-32)

Tóm kết nhân vật Emily Dickison do nữ diển viên người Anh Julie Harris đóng trong vở kịch ‘The Bell of Amerhahart’, Lm  Jack Mc Ardle  đã viết:Trong hồi thứ nhất, khán giả được biết về hoàn cảnh tôn giáo của Emily. Bà xuất thân từ một gia đình theo Thanh Giáo nghiêm khắc, cứng nhắc; thân phụ bà là một chức sắc trong đạo. Emily phải đi nhà thờ một cách miễn cưỡng, phải làm các việc đạo đức một cách bắt buộc, v.v…Do đó, não trạng phản kháng đã trỗi dậy trong cuộc sống của người phụ nữ này. Bà bắt đầu chất vấn  về một số giáo huấn và tập tục mà bà đã được giáo dục. Tuy vậy, Emily vẫn là một con người đức độ. Thơ ca của bà biểu lộ một sự ý thức sâu xa về sự hiện diện của Thiên Chúa giữa thế gian này và về mầu nhiệm vĩ đại của sự sống và sự chết. Như chúng ta đã biết, thỉnh thoảng Emily đã phải chiến đấu với những hoài nghi và những nỗi sợ hãi về Thiên Chúa và về đạo giáo. Tuy nhiên, trong vở kịch ấy, đã có lúc Emily Dickison đã xác nhận rằng: “ Tôi biết chắc điều này là không ai có thể hạnh phúc thực sự cho đến khi nào họ nói thực sự rằng ‘ Tôi yêu mến Chúa Kitô’.

Các kỳ lão, biệt phái và thượng tế trong đền thờ là những người tự xưng mình là những người gương mẫu về đời sống tôn giáo. Họ giữ luật một cách nghiêm ngặt đến mức độ cực đoan. Họ xem những người bất hạnh hay lỗi luật là những người tội lỗi không còn xứng đáng với Nước Trời. Để phê phán lối sống hình thức hẹp hòi của họ, Đức Giêsu đã đưa ra dụ ngôn về hai người con như sau: “ Một người kia có hai con trai. Ông ta đến nói với người thứ nhất: “ Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho.” Nó đáp: “ Con không muốn đâu!” Nhưng sau đó, nó hối hận, nên lại đi. Ông đến gặp người thứ hai, và cũng bảo như vậy. Nó đáp: “ Thưa ngài, con đây!” nhưng rồi lại không đi.” Đức Giêsu hỏi những người đang chất vấn Ngài: “ Trong hai người đó, ai đã thi hành ý muốn của người cha?”  Người con thứ nhất, tuy không thuận với ý kiến của cha, nhưng vì hối hận, anh lại thi hành hành ý muốn của cha; ngược lại, người con thứ hai vâng ý cha, nhưng lại không làm. Ngôn hành bất nhất. Cả hai đều bị giằng co giữa đi và không đi.

Nhà có một vườn nho. Đó là vườn nho Nước Trời. Lẽ ra, chẳng cần người cha hỏi ý kiến, các con của ông cũng phải cảm thấy trách nhiệm và nghĩa vụ đối với Vườn Nho ấy.  Nhưng ông lại không mệnh lệnh độc đoán. Ông không ra lệnh, không ép buộc các con của ông phải làm theo ý của mình. Ông tôn trọng quyền tự do quyết định của các con ông.

Thiên Chúa cũng vậy. Ngài là Cha, là Thiên Chúa đầy lòng khoan dung. Ngài có quyền sai khiến cho con người phải hành động theo ý muốn của Ngài. Nhưng Ngài đã không làm như thế, vì Ngài tôn trọng quyền tự do của con người. Nếu là một  Thiên Chúa chỉ dùng quyền lực để sai khiến con người thì Ngài chẳng cần gì phải hỏi ý kiến của các con của mình. Người ta thường hay vẽ ra một Thiên Chúa thích trừng phạt và áp đặt mệnh lệnh độc đoán lên con người. Qua hình ảnh người cha nhân từ, tôn trọng ý kiến của những người con, Thiên Chúa cũng tôn trọng quyền tự do mà Ngài đã trao ban cho con người. Với sự tự do này, con người có thể bước theo thánh ý của Ngài hay khước từ quay lưng chống lại Ngài. Con người có thể vâng theo thánh ý của Ngài, nhưng cũng có thể khước từ ý muốn, đường lối của Ngài. Điều quan trọng là Thiên Chúa sẽ xét xử con người tùy theo thái độ của chúng ta trong quyết định làm hay không làm theo thánh ý của Ngài chứ không phải theo lời nói suông.

Là người Kitô hữu, chúng ta vẫn luôn nghe lời mời gọi của Thiên Chúa: “ Hôm nay, con hãy đi làm vườn nho.” Và chúng ta đã đáp lại lời gọi ấy như thế nào? Hãy cảnh tỉnh với lời cảnh cáo của Đức Giêsu nói với các thượng tế và kinh sư: “ Tôi bảo thật các ông: những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông.” Tất cả vì sự hối hận và lòng tin.

LM Giuse Trịnh Ngọc Danh

Quản nhiệm Cộng Đoàn Đức Mẹ Mông Triệu Anaheim

Chúa Nhật XXVI Mùa Thường Niên Năm A

Chúa Nhật XXVI Mùa Thường Niên Năm A

CHÚA NHẬT 10-01-2017

BÀI ĐỌC I:  Ed 18, 25-28

"Nếu kẻ gian ác bỏ đàng gian ác nó đã đi, nó sẽ được sống".

Trích sách Tiên tri Êdêkiel.

Đây Chúa phán: "Các ngươi đã nói rằng: 'Đường lối của Chúa không chính trực'. Vậy hỡi nhà Israel, hãy nghe đây: Có phải đường lối của Ta không chính trực ư? Hay trái lại đường lối của các ngươi không chính trực? Khi người công chính từ bỏ lẽ công chính và phạm tội ác, nó phải chết, chính vì tội ác nó phạm mà nó phải chết. Nếu kẻ gian ác bỏ đàng gian ác nó đã đi, và thực thi công bình chính trực, nó sẽ được sống. Nếu nó suy nghĩ và từ bỏ mọi tội ác nó đã phạm, nó sẽ sống chớ không phải chết".  Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA:  Tv 24, 4bc-5. 6-7. 8-9

Đáp: Lạy Chúa, xin hãy nhớ lòng thương xót của Chúa (c. 6a).

1) Lạy Chúa, xin chỉ cho con đường đi của Chúa; xin dạy bảo con về lối bước của  Ngài. Xin hướng dẫn con trong chân lý và dạy bảo con, vì Chúa là Thiên Chúa cứu độ con, và con luôn luôn cậy trông vào Chúa.      –  Đáp.

2) Lạy Chúa, xin hãy nhớ lòng thương xót của Ngài, lòng thương xót tự  muôn đời vẫn có. Xin đừng nhớ lỗi lầm khi con còn trẻ và tội ác, nhưng hãy nhớ con theo lòng thương xót của Ngài, vì lòng nhân hậu của Ngài, thân lạy Chúa.      –  Đáp.

3) Chúa nhân hậu và công minh, vì thế Ngài sẽ dạy cho con nhận biết đường lối. Ngài hướng dẫn kẻ khiêm cung trong đức công minh, dạy bảo người khiêm cung đường lối của Ngài.      –  Đáp.

BÀI ĐỌC II:   Pl 2, 1-5   hoặc 1-11

"Anh em hãy cảm nghĩ trong anh em điều đã có trong Đức Giêsu Kitô".

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Philipphê.

Anh em thân mến, nếu có sự an ủi nào trong Đức Kitô, nếu có sự khích lệ nào trong đức mến, nếu có sự hiệp nhất nào trong Thánh Thần, nếu có lòng thương xót nào, thì anh em hãy làm cho tôi được trọn niềm hân hoan, để anh em hưởng cùng một niềm vui, được cùng chung một lòng mến, được đồng tâm nhất trí với nhau, chớ làm điều gì bởi ý cạnh tranh hay bởi tìm hư danh, nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi kẻ khác vượt trổi hơn mình, mỗi người đừng chỉ nghĩ đến những sự thuộc về mình, nhưng hãy nghĩ đến những sự thuộc về kẻ khác. Anh em hãy cảm nghĩ trong anh em điều đã có trong Đức Giêsu Kitô.

Người tuy là thân phận Thiên Chúa, đã không nghĩ phải dành cho được ngang hàng với Thiên Chúa; trái lại, Người huỷ bỏ chính mình mà nhận lấy thân phận tôi đòi, đã trở nên giống như loài người với cách thức bề ngoài như một người phàm. Người đã tự hạ mình mà vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá. Vì thế, Thiên Chúa đã tôn vinh Người, và ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu, để khi nghe tên Giêsu, mọi loài trên trời dưới đất và trong hoả ngục phải quỳ gối xuống, và mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng Đức Giêsu Kitô là Chúa, để Thiên Chúa Cha được vinh quang. Đó là lời Chúa.

ALLELUIA:  Ga 14, 23

Alleluia, alleluia! – Nếu ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở trong người ấy. – Alleluia.

PHÚC ÂM:  Mt 21, 28-32

"Nó hối hận và đi làm. Những người thu thuế và gái điếm sẽ vào nước Thiên Chúa trước các ông".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các thượng tế và các kỳ lão trong dân rằng: "Các ông nghĩ sao? Người kia có hai người con. Ông đến với đứa con thứ nhất và bảo: 'Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho cho cha!' Nó thưa lại rằng: 'Con không đi'. Nhưng sau nó hối hận và đi làm. Ông đến gặp đứa con thứ hai và cũng nói như vậy. Nó thưa lại rằng: 'Thưa cha, vâng, con đi'. Nhưng nó lại không đi. Ai trong hai người con đã làm theo ý cha mình?" Họ đáp: "Người con thứ nhất". Chúa Giêsu bảo họ: "Tôi bảo thật các ông, những người thu thuế và gái điếm sẽ vào nước Thiên Chúa trước các ông. Vì Gioan đã đến với các ông trong đường công chính, và các ông không tin ngài; nhưng những người thu thuế và gái điếm đã tin ngài. Còn các ông, sau khi xem thấy điều đó, các ông cũng không hối hận mà tin ngài". Đó là lời Chúa.

Twenty-sixth Sunday in Ordinary Time

SUNDAY 10-01-2017

Reading 1 Ez 18:25-28

Thus says the LORD:
You say, "The LORD's way is not fair!"
Hear now, house of Israel:
Is it my way that is unfair, or rather, are not your ways unfair?
When someone virtuous turns away from virtue to commit iniquity, and dies,
it is because of the iniquity he committed that he must die.
But if he turns from the wickedness he has committed,
he does what is right and just,
he shall preserve his life;
since he has turned away from all the sins that he has committed,
he shall surely live, he shall not die.

Responsorial Psalm Ps 25:4-5, 6-7, 8-9

R. (6a) Remember your mercies, O Lord.
Your ways, O LORD, make known to me;
teach me your paths,
guide me in your truth and teach me,
for you are God my savior.
R. Remember your mercies, O Lord.
Remember that your compassion, O LORD,
and your love are from of old.
The sins of my youth and my frailties remember not;
in your kindness remember me,
because of your goodness, O LORD.
R. Remember your mercies, O Lord.
Good and upright is the LORD;
thus he shows sinners the way.
He guides the humble to justice,
and teaches the humble his way.
R. Remember your mercies, O Lord.

Reading 2 Phil 2:1-11

Brothers and sisters:
If there is any encouragement in Christ,
any solace in love,
any participation in the Spirit,
any compassion and mercy,
complete my joy by being of the same mind, with the same love,
united in heart, thinking one thing.
Do nothing out of selfishness or out of vainglory;
rather, humbly regard others as more important than yourselves,
each looking out not for his own interests,
but also for those of others.

Have in you the same attitude
that is also in Christ Jesus,
Who, though he was in the form of God,
did not regard equality with God
something to be grasped.
Rather, he emptied himself,
taking the form of a slave,
coming in human likeness;
and found human in appearance,
he humbled himself,
becoming obedient to the point of death,
even death on a cross.
Because of this, God greatly exalted him
and bestowed on him the name
which is above every name,
that at the name of Jesus
every knee should bend,
of those in heaven and on earth and under the earth,
and every tongue confess that
Jesus Christ is Lord,
to the glory of God the Father.

or Phil 2:1-5

Brothers and sisters:
If there is any encouragement in Christ,
any solace in love,
any participation in the Spirit,
any compassion and mercy,
complete my joy by being of the same mind, with the same love,
united in heart, thinking one thing.
Do nothing out of selfishness or out of vainglory;
rather, humbly regard others as more important than yourselves,
each looking out not for his own interests,
but also for those of others.

Have in you the same attitude
that is also in Christ Jesus.

Alleliua Jn 10:27

R. Alleluia, alleluia.
My sheep hear my voice, says the Lord;
I know them, and they follow me.
R. Alleluia, alleluia.

Gospel Mt 21:28-32

Jesus said to the chief priests and elders of the people:
"What is your opinion?
A man had two sons.
He came to the first and said,
'Son, go out and work in the vineyard today.'
He said in reply, 'I will not, '
but afterwards changed his mind and went.
The man came to the other son and gave the same order.
He said in reply, 'Yes, sir, 'but did not go.
Which of the two did his father's will?"
They answered, "The first."
Jesus said to them, "Amen, I say to you,
tax collectors and prostitutes
are entering the kingdom of God before you.
When John came to you in the way of righteousness,
you did not believe him;
but tax collectors and prostitutes did.
Yet even when you saw that,
you did not later change your minds and believe him."

 

NHỮNG NGƯỜI THỢ LÀM VƯỜN NHO

NHỮNG NGƯỜI THỢ LÀM VƯỜN NHO

Dụ ngôn “những người thợ làm vườn nho vào giờ sau hết” rất nổi tiếng. Người ta thường phê bình dụ ngôn này, đưa ra những phán đoán chỉ trên bình diện con người theo sự công bằng xã hội và theo kinh tế. Về phương diện này, thái độ của vị Thầy chí thánh ít ra cũng rất kỳ lạ và khác thường. Một ông chủ xí nghiệp sẽ nói với bạn rằng theo gương ông chủ vườn nho chỉ có nước làm phá sản xí nghiệp. Một “công nhân” sẽ nói với bạn rằng không tôn trọng một tháng lương hợp lý căn cứ vào công việc thực tế được hoàn thành là việc không bình thường; và một ông chủ độc đoán như thế thật là bất xứng. Nhưng tất cả những lời giải thích này thì quá phiến diện chưa đạt đến sự thật. Rõ ràng Đức Giêsu không đề cao sự bất công xã hội. Phải có một cách đọc khác trang Tin Mừng nổi tiếng này, xứng đáng là một Tin Mừng!

Chúng ta hãy nhớ rằng “dụ ngôn” là một thể loại văn chương rất xác đáng mà người ta không thể đọc bằng bất cứ cách nào cũng được. Trong một dụ ngôn, khác với lối văn phúng dụ, mọi chi tiết cụ thể không chứa đựng bài học: Phải tìm kiếm cao điểm của câu chuyện, ý nghĩa trung tâm của nó. Những chi tiết còn lại chỉ để tạo ra sự mạch lạc trong câu chuyện, tô điểm cho câu chuyện thêm thú vị đôi khi với sự hóm hỉnh khiến người ta phải chú ý, quan tâm.

Nước Trời giống như chuyện gia chủ kia, vừa tảng sáng đã ra mướn thợ vào làm việc trong vườn nho của mình.

Giờ đây, mọi sự bắt đầu như một câu chuyện có thật. Chúng ta đang ở Palestine trời vừa tảng sáng. Những “thợ làm công nhật” trên quảng trường của ngôi làng chờ đợi người ta đến thuê làm công nhật, ngày này qua ngày khác. Tình trạng sống lây lất qua ngày ấy thật thảm hại. Chúng ta phải ghi nhận điều đó nơi những con người không có việc làm ổn định: tình trạng này vẫn còn là tình trạng của hầu hết các người cha trong gia đình ở các nước thế giới thứ ba.

Tuy nhiên, dù phần mô tả đoạn đầu có thực tế đến đâu thì chúng ta cũng được báo cho biết ở đây điều quan trọng không phải là một bài học xã hội, nhưng là một mạc khải về Nước Trời. Vậy chúng ta hãy coi chừng.

Sau khi đã thỏa thuận với thợ là mỗi ngày một quan tiền, ông sai họ vào vườn nho làm việc Khoảng giờ thứ ba ông lại trở ra, thấy có những người khác ở không, đang đứng ngoài chợ. Ông cũng bảo họ: “Cả các anh nữa, hãy đi vào vườn nho, tôi sẽ trả cho các anh hợp lẽ công bằng. Họ liền đi. Khoảng giờ thứ sáu, rồi giờ thứ chín, ông lại trở ra và cũng làm y như vậy. Khoảng giờ mười một ông trở ra và thấy còn có những người khác đang đứng đó, ông nói với họ: “Sao các anh đứng đấy suốt ngày không làm gì hết?”. Họ đáp: “Vì không ai mướn chúng tôi”. Ông bảo họ: “Cả các anh nữa hãy đi vào vườn nho!”

Nếu tính ra giờ hôm nay ông chủ đi ra tìm thợ từ sáng sớm, rồi lúc 9 giờ sáng lúc giữa trưa, lúc 3 giờ và lúc 5 giờ chiều. Vì thế chúng ta phải đoán ra rằng đây không phải là một ông chủ bình thường: không ai lại đi thuê thợ làm vườn trước lúc nghỉ việc chỉ có một giờ! Đây là một “ông chủ” quan tâm sâu sắc đến bi kịch của những kẻ thất nghiệp ấy: “Tại sao các anh đứng đây suốt ngày không làm gì hết?”. Câu chuyện mà Đức Giêsu kể lại nhắc chúng ta rằng vấn đề thất nghiệp trầm trọng, than ôi, không chỉ là vấn đề của ngày hôm nay. Và nếu chúng ta dừng lại ở phần đầu của dụ ngôn này không để cho các thiên biến của ý thức hệ chi phối, thì chúng ta thấy Đức Giêsu mô tả một người đã nhân từ một cách tuyệt vời rồi: năm lần trong một ngày, ông không mệt mỏi, lo lắng đem lại việc làm, đồng lương, nhân phẩm, cho những người nghèo bị rơi vào cảnh khốn cùng.

Chúng ta không quên ghi nhận điệp khúc được nhắc lại: “Hãy đi vào vườn nho” trong toàn bộ Cựu Ước, và do đó đối với các thính giả đầu tiên của Đức Giêsu, vườn nho là biểu tượng của “Dân Thiên Chúa” (Is 5,1-7; Gr 2,21; Ed 17,6; Hs 10,1; Tv 78, 9-16). Theo nghĩa này, vườn nho là nơi hạnh phúc, nơi Giao ước với Thiên Chúa, nơi mà Thiên Chúa không ngừng mời gọi chúng ta bước vào. “Hãy đi vào vườn nho của tôi… Hãy vào mà hưởng niềm vui của chủ anh!” (x. Mt 25, 21-23).

Chiều đến, ông chủ vườn nho bảo người quản lý: “Anh gọi thợ lại mà trả công cho họ bắt đầu từ những người vào làm sau chót tới những người vào làm trước nhất”.

Nói theo kiểu của con người thì chỉ bắt đầu từ lúc này trở đi, câu chuyện xem ra không có thật. Đây là dấu chỉ chúng ta phải đến gần “cao điểm” của dụ ngôn. Một cách rõ ràng hơn, ông chủ rất kỳ lạ này muốn rằng những người có công nhiều nhất với vườn nho phải làm chứng nhân cho điều mà ông sắp làm cho những người vào sau hết: họ sẽ chứng kiến việc ông chủ trả lương cho những người khác. Tại sao? Sẽ rất đơn giản nếu như ông chủ trả công cho người làm nhiều trước và để họ ra về trước.

Vậy những người mới vào làm lúc giờ mười một (5 giờ chiều) tiến lại, và lãnh được mỗi người một quan tiền. Khi đến lượt những người vào làm trước nhất, họ tưởng sẽ được lãnh nhiều hơn, thế nhưng cũng chỉ lãnh được mỗi người một quan tiền. Họ vừa lãnh vừa cằn nhằn gia chủ: “Mấy người sau chót này chỉ làm có một giờ, thế mà ông lại coi họ ngang hàng với chúng tôi là những người phải làm việc nặng nhọc cả ngày, lại còn bị nắng nôi thiêu đốt!”

Bản văn Hy Lạp dùng một chữ có nghĩa chính xác: “họ lẩm bẩm”. Đó là từ ngữ trong Kinh Thánh nói về những tiếng lẩm bẩm, cằn nhằn của dân Israel trong sa mạc (Xh 16,9; Tv l06,25), nó diễn tả thái độ rất thường gặp của chúng ta khi chúng ta không hiểu những thử thách đang ập xuống chúng ta; khi chúng ta phải làm việc nặng nhọc cả ngày, lại còn bị nắng nôi thiêu đốt; khi chúng ta lên án Thiên Chúa. Những kẻ lẩm bẩm, cằn nhằn ấy trong dụ ngôn này vào thời Đức Giêsu, rõ ràng là các kinh sư và biệt phái

Họ không ngừng lẩm bẩm chống lại Đức Giêsu khi Người tiếp đón những “kẻ thu thuế, kẻ tội lỗi và gái điếm”. Vào thời của Matthêu, những người “sau cùng” được đặt ngang hàng với những người “đầu tiên”, đó là những dân ngoại được đưa vào trong Giáo hội ngang hàng với những người Do Thái bản địa. Ngày nay cũng thế, chúng ta còn nghe Đức Giêsu nói lại với chúng ta một cách mạnh mẽ rằng với Thiên Chúa, không có những người được ưu đãi, có đặc quyền. Những “người thợ của giờ sau cùng” được đối xử bình đẳng với những người đầu tiên hưởng nhờ vườn nho của Thiên Chúa. Trong Tin Mừng, Đức Giêsu thường đề cao giá trị của những người nghèo, những kẻ bị loại trừ, những người sau hết, những người tội lỗi! Đối với những người cảm thấy khó chịu, lẩm bẩm, Đức Giêsu nói rằng đó chính là thái độ của Thiên Chúa “giàu lòng thương xót” ‘dives in miséricordia’ theo một tước hiệu đẹp của một Thông điệp của Đức Gioan Phaolô II.

Ông chủ trả lời cho một người trong bọn họ: Này bạn, tôi đâu có xử bất công với bạn. Bạn đã chẳng thỏa thuận với tôi là một quan tiền sao? Cầm lấy phần của bạn mà đi đi. Còn tôi, tôi muốn cho người vào làm sau chót này cũng được bằng bạn. Chẳng lẽ tôi lại không có quyền tùy ý định đoạt về những gì là của tôi sao? Hay vì thấy tôi tốt bụng, mà bạn đâm ra ghen tức?”

Không, chúng ta không còn ở trong một hoàn cảnh bình thường để rút ra những nguyên tắc về công bình xã hội chúng ta lắng nghe một ‘mạc khải thần học về những thái độ của Thiên Chúa’. Đây là một chân dung tuyệt vời mà Đức Giêsu vẽ lại Cha Người cho chúng ta:

Một Thiên Chúa yêu mến mọi người, đặc biệt những người bị bỏ rơi, và muốn đưa họ vào “Vườn nho” của Người, trong hạnh phúc của Người.

Một Thiên Chúa tuôn đổ những ân huệ một cách dồi dào, Người “mời mọc” và “kêu gọi” mọi lúc, mọi tuổi, trong mọi hoàn cảnh.

Một Thiên Chúa mà lòng “nhân từ” không bị giới hạn bởi công nghiệp của chúng ta, và Người cho chúng ta nhiều hơn cái mà chúng ta có được bởi những nỗ lực của riêng mình. Một Thiên Chúa gạt bỏ người nào cho rằng mình đặc quyền và ngăn cản người khác được hưởng những quyền lợi ấy.

Như thế Tin Mừng hôm nay công bố với chúng ta một chân lý chủ yếu của đức tin chúng ta mà Thánh Phaolô đã triển khai rộng ra trong các thư Rôma và Galát: “Tất cả những ai tin đều được như thế… Thật vậy, mọi người đã phạm tội và bị tước mất vinh quang Thiên Chúa, nhưng họ được trở nên công chính do ân huệ Thiên Chúa ban không. Vậy thì hãnh diện ở chỗ nào? Chẳng còn gì để hãnh diện… Thật vậy, chúng tôi nghĩ rằng: người ta được nên công chính vì tin, chứ không phải vì làm những gì luật dạy (Rm 3, 22-31).

“Hay vì thấy tôi tốt bụng mà bạn đâm ra ghen tức?”

Dụ ngôn này phải đem lại một niềm hy vọng lớn lao cho biết bao bậc cha mẹ hôm nay nhìn thấy con cái họ từ bỏ đức tin. Đối với Thiên Chúa, không có gì mất đi mãi mãi, Người còn đi ra thuê thợ cho đến phút chót. Không bao giờ Người đến quá muộn. Vả lại, chúng ta, hãy nhớ rằng Đức Giêsu không chỉ bằng lòng với việc “kể lại” câu chuyện này. Người còn áp dụng câu chuyện này vào cuộc sống khi ban Thiên đàng vào giây phút chót cho người trộm bị đóng đinh với Người.

Thế là những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu còn những kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót.

Thay vì giữ chặt chúng ta trên vẻ bề ngoài bất công, giờ đây chúng ta được mời gọi hãy vui mừng chỉ vì lòng nhân từ tuyệt vời của Cha chúng ta. “Anh em hãy có lòng thương xót như Cha anh em trên trời là Đấng xót thương”. Từ vài thập kỷ, yêu sách về sự công bình hay công lý trên thế giới đã có nhiều tiến bộ. Dĩ nhiên là không có vấn đề quay lại đàng sau. Nhưng việc thế giới tiến bộ về hướng tình yêu thương và tấm lòng há chẳng cần thiết sao? Đó là một chủ đề mà Đức Giáo Hoàng diễn tả trong một thông điệp của ngài:

“Trong thế giới hiện đại, ý thức về công lý trên bình diện rộng đã trỗi dậy… và Giáo Hội chia sẻ với nhân loại ở thời đại chúng ta ước muốn mãnh hệt, sâu xa và một đời sống công bằng ở mọi phương tiện. Tuy nhiên, người ta dễ dàng nhận ra những chương trình xây dựng trên ý tướng công bằng khi đem ra thực hiện nhiều khi phải chịu sự biến dạng… bởi lòng oán hận, thù nghịch mà cả sự tàn ác. Kinh nghiệm của quá khứ và của thời đại chúng ta chứng tỏ chỉ có công lý mà thôi không đủ, nếu người ta không cho phép một sức mạnh sâu xa hơn là tình yêu thương xây dựng đời sống con người.

Thế thì, chúng ta được trả về với sự chiêm ngắm lòng thương xót của Thiên Chúa: “Lòng nhân hậu là một sức mạnh đặc biệt của tình yêu còn mạnh hơn tội lỗi và sự bất trung. Trong một nghĩa nào đó, lòng nhân hậu ở vị trí đối lập với công lý của Người, và trong nhiều trường hợp tỏ ra mạnh hơn, căn bản hơn công lý” (Gioan Phaolô II).

Noel Quesson

Chúa Nhật Tuần XXV Mùa Thường Niên Năm A

Chúa Nhật Tuần XXV Mùa Thường Niên Năm A

CHÚA NHẬT 09-24-2017

BÀI ĐỌC I: Is 55, 6-9

"Tư tưởng Ta không phải là tư tưởng các ngươi".

Trích sách Tiên tri Isaia.

Hãy tìm Chúa khi còn tìm được, hãy kêu cầu Người khi Người còn ở gần. Kẻ gian ác, hãy bỏ đường lối mình, và kẻ bất lương, hãy bỏ những tư tưởng mình, hãy trở về với Chúa, thì Người sẽ thương xót; hãy trở về với Thiên Chúa chúng ta, vì Chúa rộng lòng tha thứ.

Vì tư tưởng Ta không phải là tư tưởng các ngươi, và đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta, Chúa phán như vậy. Như trời cao hơn đất thế nào, thì đường lối Ta vượt trên đường lối các ngươi, và tư tưởng Ta cũng vượt trên tư tưởng các ngươi thế ấy. Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 144, 2-3. 8-9. 17-18

Đáp: Chúa ở gần mọi kẻ kêu cầu Người (c. 18a).

1) Hằng ngày tôi sẽ chúc tụng Chúa, và tôi sẽ khen ngợi danh Chúa tới muôn đời. Chúa vĩ đại và rất đáng ngợi khen, sự vĩ đại của Chúa không thể đo lường được. – Đáp. 

2) Chúa nhân ái và từ bi, chậm bất bình và giàu ân sủng. Chúa hảo tâm với hết mọi người, và từ bi với mọi công cuộc của Chúa. – Đáp.

3) Chúa công minh trong mọi đường lối, và thánh thiện trong việc Chúa làm. Chúa gần gũi mọi kẻ kêu cầu Người, mọi kẻ kêu cầu Người cách thành tâm. – Đáp.

BÀI ĐỌC II: Pl 1, 20c-24. 27a

"Đối với tôi, sống là Đức Kitô"

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Philipphê.

Anh em thân mến, dù tôi sống hay tôi chết, Đức Kitô sẽ được vẻ vang trong thân xác tôi. Vì đối với tôi, sống là Đức Kitô, còn chết là một mối lợi. Nhưng nếu sống trong xác thịt này đem lại cho tôi kết quả trong việc làm, thì tôi không biết phải chọn đàng nào. Tôi đang lúng túng trong hai điều này: là ước ao chết để được ở với Đức Kitô thì tốt hơn bội phần, nhưng cứ ở lại trong xác thịt thì cần thiết cho anh em. Anh em hãy sống xứng đáng với Tin Mừng của Đức Kitô. Đó là lời Chúa.

ALLELUIA: Lc 19, 38

Alleluia, alleluia! – Chúc tụng Đức Vua, Đấng nhân danh Chúa mà đến; bình an trên trời và vinh quang trên các tầng trời. – Alleluia.

PHÚC ÂM: Mt 20, 1-16a

"Hay mắt bạn ganh tị, vì tôi nhân lành chăng".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ dụ ngôn này rằng: "Nước trời giống như chủ nhà kia sáng sớm ra thuê người làm vườn nho mình. Khi đã thoả thuận với những người làm thuê về tiền công nhật là một đồng, ông sai họ đến vườn của ông. Khoảng giờ thứ ba, ông trở ra, thấy có những người khác đứng không ngoài chợ, ông bảo họ rằng: "Các ngươi cũng hãy đi làm vườn nho ta, ta sẽ trả công cho các ngươi xứng đáng". Họ liền đi. Khoảng giờ thứ sáu và thứ chín, ông cũng trở ra và làm như vậy.

Đến khoảng giờ thứ mười một ông lại trở ra, và thấy có kẻ đứng đó, thì bảo họ rằng: "Sao các ngươi đứng nhưng không ở đây suốt ngày như thế?" Họ thưa rằng: "Vì không có ai thuê chúng tôi". Ông bảo họ rằng: "Các ngươi cũng hãy đi làm vườn nho ta".

Đến chiều chủ vườn nho bảo người quản lý rằng: "Hãy gọi những kẻ làm thuê mà trả tiền công cho họ, từ người đến sau hết tới người đến trước hết." Vậy những người làm từ giờ thứ mười một đến, lãnh mỗi người một đồng.

Tới phiên những người đến làm trước, họ tưởng sẽ lãnh được nhiều hơn, nhưng họ cũng chỉ lãnh mỗi người một đồng. Đang khi lãnh liền, họ lẩm bẩm trách chủ nhà rằng: "Những người đến sau hết chỉ làm có một giờ, chúng tôi chịu nắng nôi khó nhọc suốt ngày mà ông kể họ bằng chúng tôi sao"? Chủ nhà trả lời với một kẻ trong nhóm họ rằng: "Này bạn, tôi không làm thiệt hại bạn đâu, chớ thì bạn đã không thoả thuận với tôi một đồng sao?" Bạn hãy lấy phần bạn mà đi về, tôi muốn trả cho người đến sau hết bằng bạn, nào tôi chẳng được phép làm như ý tôi muốn sao? Hay mắt bạn ganh tị, vì tôi nhân lành chăng? Như thế, kẻ sau hết sẽ nên trước hết, và kẻ trước hết sẽ nên sau hết". Đó là lời Chúa.

Twenty-fifth Sunday in Ordinary Time

SUNDAY 09-24-2017

Reading 1 Is 55:6-9

Seek the LORD while he may be found,
call him while he is near.
Let the scoundrel forsake his way,
and the wicked his thoughts;
let him turn to the LORD for mercy;
to our God, who is generous in forgiving.
For my thoughts are not your thoughts,
nor are your ways my ways, says the LORD.
As high as the heavens are above the earth,
so high are my ways above your ways
and my thoughts above your thoughts.

Responsorial Psalm Ps 145:2-3, 8-9, 17-18

R. (18a) The Lord is near to all who call upon him.
Every day will I bless you,
and I will praise your name forever and ever.
Great is the LORD and highly to be praised;
his greatness is unsearchable.
R. The Lord is near to all who call upon him.
The LORD is gracious and merciful,
slow to anger and of great kindness.
The LORD is good to all
and compassionate toward all his works.
R. The Lord is near to all who call upon him.
The LORD is just in all his ways
and holy in all his works.
The LORD is near to all who call upon him,
to all who call upon him in truth.
R. The Lord is near to all who call upon him.

Reading 2 Phil 1:20c-24, 27a

Brothers and sisters:
Christ will be magnified in my body, whether by life or by death.
For to me life is Christ, and death is gain.
If I go on living in the flesh,
that means fruitful labor for me.
And I do not know which I shall choose.
I am caught between the two.
I long to depart this life and be with Christ,
for that is far better.
Yet that I remain in the flesh
is more necessary for your benefit.

Only, conduct yourselves in a way worthy of the gospel of Christ.

Alleluia Cf. Acts 16:14b

R. Alleluia, alleluia.
Open our hearts, O Lord,
to listen to the words of your Son.
R. Alleluia, alleluia.

Gospel Mt 20:1-16a

Jesus told his disciples this parable:
"The kingdom of heaven is like a landowner
who went out at dawn to hire laborers for his vineyard.
After agreeing with them for the usual daily wage,
he sent them into his vineyard.
Going out about nine o'clock,
the landowner saw others standing idle in the marketplace,
and he said to them, 'You too go into my vineyard,
and I will give you what is just.'
So they went off.
And he went out again around noon,
and around three o'clock, and did likewise.
Going out about five o'clock,
the landowner found others standing around, and said to them,
'Why do you stand here idle all day?'
They answered, 'Because no one has hired us.'
He said to them, 'You too go into my vineyard.'
When it was evening the owner of the vineyard said to his foreman,
'Summon the laborers and give them their pay,
beginning with the last and ending with the first.'
When those who had started about five o'clock came,
each received the usual daily wage.
So when the first came, they thought that they would receive more,
but each of them also got the usual wage.
And on receiving it they grumbled against the landowner, saying,
'These last ones worked only one hour,
and you have made them equal to us,
who bore the day's burden and the heat.'
He said to one of them in reply,
'My friend, I am not cheating you.
Did you not agree with me for the usual daily wage?
Take what is yours and go.
What if I wish to give this last one the same as you?
Or am I not free to do as I wish with my own money?
Are you envious because I am generous?'
Thus, the last will be first, and the first will be last."

Sự tha thứ

Sự tha thứ

CHÚA NHẬT TUẦN XXIV MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM A

Điểm đặc biệt trong đời sống Kitô hữu là mỗi người được Lời Chúa trong Chúa Nhật 24 nhắc nhở rõ ràng là sự tha thứ cho nhau. Bài đọc thứ nhất trích từ sách Huấn Ca (Hc 27,33-28,9), loan báo trước giáo huấn của Chúa Giêsu trong Phúc Âm, giáo huấn về sự tha thứ cho những lỗi phạm của anh em: "Xin tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con".

Bài Phúc Âm thánh Mátthêu cho chúng ta biết sự tha thứ cho anh em được Chúa nói rõ ràng trong câu trả lời cho Thánh Phêrô đến hỏi Chúa: "Tôi phải tha thứ bao nhiêu lần, đến bảy lần chăng?". Phêrô đến với Chúa bằng một tâm thức câu nệ hình thức, tâm thức của luật dân Chúa đang tuân giữ và ông nghĩ rằng, tha thứ đến bảy lần là đã làm trọn luật Chúa dạy. Noi gương của Thiên Chúa như đã được kể lại trong sách Cách Ngôn: "Thiên Chúa luôn tha thứ cho người công chính bảy lần" (Cn 24,16). Tha thứ bảy lần là tha thứ có giới hạn, nhưng Chúa Giêsu đã trả lời không phải bảy lần mà là bảy mươi lần bảy. Cách nói bảy mươi lần bảy cũng là cách nói được dùng trong sách Sáng Thế Ký (x. St 4, 24), có nghĩa là tha thứ luôn luôn, không có giới hạn, không có tính toán.

Đoạn Phúc Âm thánh Mátthêu được trích lại nằm trong toàn bộ chương XVIII nói về những đặc điểm nếp sống mới của những đồ đệ Chúa Kitô, và nền tảng cho nếp sống mới là căn cứ theo mẫu gương của Thiên Chúa Cha: "Chúng con hãy nên trọn lành như Cha các con ở trên trời là Đấng trọn lành" (Mt5,48). Mỗi một thái độ sống của người đồ đệ Chúa đều được Chúa qui hướng về việc bắt chước theo mẫu gương của Thiên Chúa Cha.

Chính vì thế mà để làm nổi bật khía cạnh đặc điểm tha thứ cho anh em, Chúa Giêsu đã kể một dụ ngôn để diễn tả thái độ của Thiên Chúa Cha như ông chủ tha thứ cho người tôi tớ vì tình thương hơn là chính người tôi tớ tha thứ cho bạn của mình, vậy chúng ta cũng phải luôn luôn tha thứ cho anh em mình, cho những người xúc phạm hay làm tổn thương đến chúng ta bằng cách này hay cách khác.

Đặc điểm thứ hai cần lưu ý là mối liên quan giữa nếp sống Kitô và lời cầu nguyện. Điều này được nhắc đến trong bài đọc thứ nhất, đó là sự liên kết giữa cuộc sống hàng ngày và đời sống cầu nguyện, vì tha thứ cho kẻ làm hại đến mình thì con người sẽ được tha thứ như vậy. Không thể không có tha thứ đích thực nếu không tuân giữ luật Chúa dạy. Các tiên tri nhiều lần đã lên tiếng cảnh cáo những thái độ sống giả hình, đó là dâng lễ vật lên Thiên Chúa mà vẫn hà hiếp, áp bức anh chị em xung quanh: "Thiên Chúa muốn tình thương hơn là lễ vật" (Mt12,7). Và: "Khi các con đến dâng của lễ mà nhớ có điều gì bất bình với anh em thì hãy bỏ của lễ lại mà đi làm hòa với anh em con trước đã, rồi hãy đến dâng lễ vật" (Mt5,23-24). Giáo huấn này được Chúa Giêsu nhấn mạnh hơn nữa khi Ngài đưa nó vào lời kinh Lạy Cha mà Ngài đã dạy cho các Tông Đồ: "Xin Cha tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con".

Tha thứ là một điều rất dễ nói nhưng lại rất khó thực hành. Vào thời hậu thế chiến thứ hai bên Âu Châu, cô Coritanbum, người sống sót từ trại tập trung Đức Quốc Xã đã đi khắp nơi để giảng thuyết về sự tha thứ và hòa giải. Khi thế chiến thứ hai bùng nổ, gia đình của cô Coritanbum sinh sống ở Amsterdam, Hòa Lan, sống nhờ cửa tiệm làm và bán đồng hồ. Khi quân đội Đức Quốc Xã chiếm Hòa Lan thì gia đình cô dấn thân trợ giúp người Do Thái, và hậu quả là có người chỉ điểm làm cho toàn gia đình cô bị bắt vào trại tập trung, chỉ còn lại một mình cô sống sót tại trại tập trung mà thôi.

Sau thế chiến thứ hai, cô đi khắp nơi bên Âu Châu để giảng thuyết về sự tha thứ và hòa giải. Một hôm sau buổi thuyết trình tại Munich, Miền Nam nước Đức, một người đứng lên cám ơn cô về bài thuyết trình thật hay, nhưng cô chết điếng người khi nhận ra người đàn ông sắp đưa tay ra bắt lấy cô chính là người lính Đức Quốc Xã trước kia canh trại tập trung, đã giam giữ cô và gia đình. Cô bỗng chốc nhớ lại tất cả những hành động bỉ ổi của người lính đã xúc phạm đến con người, nhất là phẩm giá của những nữ tù nhân trong trại mà anh lính này đã làm trước mắt cô ngày trước. Cô Coritanbum lúng túng không kịp đưa tay ra bắt lấy tay người đã hành hạ mình, và lúc đó cô mới hiểu thấm thía nói dễ nhưng làm khó. Chính lúc bấy giờ cô khám phá ra mình cũng chưa thật sự tha thứ cho người đã xúc phạm đến mình trước đây.

Kinh nghiệm của cô Coritanbum cũng chính là kinh nghiệm của mỗi người chúng ta hôm nay, dù hình thức có thể khác đi nhưng tựu trung nội dung vẫn giống nhau. Khi nói về sự tha thứ, thường thì khuyên kẻ khác tha thứ rất dễ, nhưng khi trực tiếp đối diện với kẻ xúc phạm đến mình, phải thực hành một việc tha thứ cách cụ thể cho người đang đứng trước mặt mình thì quả thật khó khăn vô cùng. Có thể chúng ta cũng không vượt qua được về những cảm xúc đó như cô Coritanbum. Ông Alexande Box đã có lần nói: "Lầm lỗi là chuyện thường tình của con người, nhưng tha thứ phải là chuyện của Thiên Chúa". Cần có sức mạnh của Thiên Chúa chúng ta mới có thể tha thứ cho nhau được.

Phúc Âm hôm nay cho chúng ta thấy rõ vấn đề, không phải chỉ giữ luật tha thứ như Phêrô nghĩ là tha thứ đến bảy lần, vì luật Môisen chỉ dạy tha thứ có bảy lần mà thôi, nhưng hệ ở chỗ là tâm hồn luôn luôn tràn đầy tình yêu thương để tha thứ cho anh em mình. Tha thứ đến bảy mươi lần bảy, nghìa là tha thứ luôn luôn, chúng ta cần phải có tâm hồn như Chúa, tha thứ như Chúa, không tính toán số lượng, số lần theo luật định, nhưng phải với tâm hồn đã được ơn Chúa biến đổi là tha thứ vô hạn định.

Xin Chúa đến với chúng con ngày hôm nay trong Bí Tích Thánh Thể, đặc biệt khi chúng con rước Chúa vào tâm hồn, chúng con xin Chúa biến đổi tâm hồn chúng con được trở nên giống như Chúa, tâm hồn tràn đầy tình thương của Chúa để chúng con tha thứ cho tha nhân như Chúa, xin Chúa gìn giữ mỗi người chúng con trong đức tin mà chúng con tuyên xưng qua Kinh Tin Kính.

Sống trong Tin Mừng

 

 

Chúa Nhật Tuần XXIV Mùa Thường Niên Năm A

Chúa Nhật Tuần XXIV Mùa Thường Niên Năm A

CHÚA NHẬT 09-17-2017

BÀI ĐỌC I: Hc 27, 33 – 28, 9 (Hl 27, 30 – 28, 7)

"Hãy tha thứ cho kẻ làm hại ngươi, thì khi ngươi cầu nguyện, ngươi sẽ được tha".

Trích sách Huấn Ca.

Thịnh nộ và giận dữ, cả hai đều đáng ghê tởm, người có tội đều mắc cả hai. Ai muốn báo thù, sẽ bị Chúa báo thù, và Chúa nghiêm trị tội lỗi nó. Ngươi hãy tha thứ cho kẻ làm hại ngươi, thì khi ngươi cầu nguyện, ngươi sẽ được tha. Người này tích lòng giận ghét người kia, mà dám xin Chúa cứu chữa sao? Nó chẳng thương xót người đồng loại với nó, mà còn cầu xin tha thứ tội lỗi nó làm sao? Nó là xác thịt mà tích lòng thịnh nộ, thì dám xin Chúa tha thứ làm sao? Ai sẽ khẩn cầu cho tội ác nó?

Ngươi hãy nhớ đến điều sau hết, và chấm dứt hận thù: hãy nhớ đến sự hư nát và sự chết, hãy trung thành với các giới răn. Hãy nhớ kính sợ Thiên Chúa, và đừng giận ghét kẻ khác. Hãy nhớ đến giao ước của Đấng Tối Cao, và hãy bỏ qua sự lầm lỗi của kẻ khác. Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 102, 1-2. 3-4. 9-10. 11-12

Đáp: Chúa là Đấng từ bi và hay thương xót, chậm bất bình và hết sức khoan nhân (c. 8).

1) Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, toàn thể con người tôi, hãy chúc tụng thánh danh Người. Linh hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, và chớ khá quên mọi ân huệ của Người. – Đáp.

2) Người đã thứ tha cho mọi điều sai lỗi, và chữa ngươi khỏi mọi tật nguyền. Người chuộc mạng ngươi khỏi chỗ vong thân; Người đội đầu ngươi bằng mão từ bi, ân sủng. – Đáp.

3) Người không chấp tranh triệt để, cũng không đời đời giữ thế căm hờn. Người không xử với chúng tôi như chúng tôi đắc tội, và không trả đũa theo điều oan trái chúng tôi. – Đáp.

4) Nhưng cũng như trời xanh cao vượt trên trái đất, lòng nhân hậu Người còn siêu việt hơn thế trên kẻ kính sợ Người. Cũng như từ đông sang tây xa vời vợi, Người đã ném tội lỗi xa khỏi chúng tôi. – Đáp.

BÀI ĐỌC II: Rm 14, 7-9

"Dù chúng ta sống hay chết, chúng ta đều thuộc về Chúa".

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.

Anh em thân mến, không ai trong anh em được sống cho mình, và cũng không ai chết cho mình. Vì nếu chúng ta sống, là sống cho Chúa; nếu chúng ta chết, là chết cho Chúa. Vậy, dù sống hay chết, chúng ta đều thuộc về Chúa. Vì lẽ ấy, nếu Đức Kitô đã chết và sống lại, là để cai trị kẻ sống và kẻ chết. Đó là lời Chúa.

ALLELUIA: Ga 6, 64b và 69b

Alleluia, alleluia! – Lạy Chúa, lời của Chúa là thần trí và là sự sống, Chúa có lời ban sự sống đời đời. – Alleluia.

PHÚC ÂM: Mt 18, 21-35

"Thầy không bảo con phải tha đến bảy lần, nhưng đến bảy mươi lần bảy".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Phêrô đến thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy, khi anh em xúc phạm đến con, con phải tha thứ cho họ mấy lần. Có phải đến bảy lần không?" Chúa Giêsu đáp: "Thầy không bảo con phải tha đến bảy lần, nhưng đến bảy mươi lần bảy.

"Về vấn đề này, thì Nước Trời cũng giống như ông vua kia muốn tính sổ với các đầy tớ. Trước hết, người ta dẫn đến vua một người mắc nợ mười ngàn nén bạc. Người này không có gì trả, nên chủ ra lệnh bán y, vợ con và tất cả tài sản của y để trả hết nợ. Người đầy tớ liền sấp mình dưới chân chủ và van lơn rằng: 'Xin vui lòng cho tôi khất một kỳ hạn và tôi sẽ trả cho ngài tất cả'. Người chủ động lòng thương, trả tự do và tha nợ cho y.

"Khi ra về, tên đầy tớ gặp một người bạn mắc nợ y một trăm bạc: Y tóm lấy, bóp cổ mà nói rằng: 'Hãy trả nợ cho ta'. Bấy giờ người bạn sấp mình dưới chân và van lơn rằng: 'Xin vui lòng cho tôi khất một kỳ hạn, tôi sẽ trả hết nợ cho anh'. Y không nghe, bắt người bạn tống giam vào ngục, cho đến khi trả nợ xong.

"Các bạn y chứng kiến cảnh tượng đó, rất khổ tâm, họ liền đi thuật với chủ tất cả câu truyện. Bấy giờ chủ đòi y đến vào bảo rằng: 'Tên đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết nợ cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta; còn ngươi, sao ngươi không chịu thương bạn ngươi như ta đã thương ngươi?' Chủ nổi giận, trao y cho lý hình hành hạ, cho đến khi trả hết nợ.

"Vậy Cha Ta trên trời cũng xử với các con đúng như thế, nếu mỗi người trong các con không hết lòng tha thứ cho anh em mình". Đó là lời Chúa.

Twenty-fourth Sunday in Ordinary Time

SUNDAY 09-17-2017

Reading 1 Sir 27:30—28:7

Wrath and anger are hateful things,
yet the sinner hugs them tight.
The vengeful will suffer the LORD's vengeance,
for he remembers their sins in detail.
Forgive your neighbor's injustice;
then when you pray, your own sins will be forgiven.
Could anyone nourish anger against another
and expect healing from the LORD?
Could anyone refuse mercy to another like himself,
can he seek pardon for his own sins?
If one who is but flesh cherishes wrath,
who will forgive his sins?
Remember your last days, set enmity aside;
remember death and decay, and cease from sin!
Think of the commandments, hate not your neighbor;
remember the Most High's covenant, and overlook faults.

Responsorial Psalm Ps 103:1-2, 3-4, 9-10, 11-12

R. (8) The Lord is kind and merciful, slow to anger, and rich in compassion.
Bless the LORD, O my soul;
and all my being, bless his holy name.
Bless the LORD, O my soul,
and forget not all his benefits.
R. The Lord is kind and merciful, slow to anger, and rich in compassion.
He pardons all your iniquities,
heals all your ills.
He redeems your life from destruction,
crowns you with kindness and compassion.
R. The Lord is kind and merciful, slow to anger, and rich in compassion.
He will not always chide,
nor does he keep his wrath forever.
Not according to our sins does he deal with us,
nor does he requite us according to our crimes.
R. The Lord is kind and merciful, slow to anger, and rich in compassion.
For as the heavens are high above the earth,
so surpassing is his kindness toward those who fear him.
As far as the east is from the west,
so far has he put our transgressions from us.
R. The Lord is kind and merciful, slow to anger, and rich in compassion.

Reading 2 Rom 14:7-9

Brothers and sisters:
None of us lives for oneself, and no one dies for oneself.
For if we live, we live for the Lord,
and if we die, we die for the Lord;
so then, whether we live or die, we are the Lord's.
For this is why Christ died and came to life,
that he might be Lord of both the dead and the living.

Alleluia Jn 13:34

R. Alleluia, alleluia.
I give you a new commandment, says the Lord;
love one another as I have loved you.
R. Alleluia, alleluia.

Gospel Mt 18:21-35

Peter approached Jesus and asked him,
"Lord, if my brother sins against me,
how often must I forgive?
As many as seven times?"
Jesus answered, "I say to you, not seven times but seventy-seven times.
That is why the kingdom of heaven may be likened to a king
who decided to settle accounts with his servants.
When he began the accounting,
a debtor was brought before him who owed him a huge amount.
Since he had no way of paying it back,
his master ordered him to be sold,
along with his wife, his children, and all his property,
in payment of the debt.
At that, the servant fell down, did him homage, and said,
'Be patient with me, and I will pay you back in full.'
Moved with compassion the master of that servant
let him go and forgave him the loan.
When that servant had left, he found one of his fellow servants
who owed him a much smaller amount.
He seized him and started to choke him, demanding,
'Pay back what you owe.'
Falling to his knees, his fellow servant begged him,
'Be patient with me, and I will pay you back.'
But he refused.
Instead, he had the fellow servant put in prison
until he paid back the debt.
Now when his fellow servants saw what had happened,
they were deeply disturbed, and went to their master
and reported the whole affair.
His master summoned him and said to him, 'You wicked servant!
I forgave you your entire debt because you begged me to.
Should you not have had pity on your fellow servant,
as I had pity on you?'
Then in anger his master handed him over to the torturers
until he should pay back the whole debt.
So will my heavenly Father do to you,
unless each of you forgives your brother from your heart."

 

NIÊN HỌC 2017-2018 BẮT ĐẦU, 09 SEPT 2017

Ngày đầu tiên của niên học 2017-18 bắt đầu cho các em học sinh, phụ huynh, TNTT cũng như bắt đầu cho các Huynh Trưởng, Thầy Cô, TA cho 3 chuơng trình TNTT, Giáo Lý và Viêt Ngữ.

Thánh Lễ Sai Đi đánh dấu cho một ngày mới cho niên học  2017-18.  Nguyện xin Thiên Chúa chúc lành cho khóa học trong năm mới. 

 

SUY NIỆM CHÚA NHẬT TUẦN XXIII NĂM A

SUY NIỆM CHÚA NHẬT TUẦN XXIII NĂM A

Đức Giêsu bảo các môn đệ:"Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi. Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã được món lợi là người anh em mình".

Đoạn Tin Mừng ngày hôm nay được trích từ bài giảng lớn thứ tư của Đức Giêsu, theo cách bố cục Tin Mừng của Matthêu. Đây là những giáo huấn về đời sống "cộng đoàn".

“Cộng đoàn" mà chắc chắn Matthêu nghĩ đến chính là nhóm nhỏ Kitô hữu, tập hợp mỗi Chúa nhật để cữ hành Thánh Thể, và tạo thành một Giáo hội địa phương. Ngay từ đầu, chúng ta nhận thấy tính chất thực tế của Đức Giêsu: "Nếu người anh em của anh trót phạm tội…” Giáo hội không phải là một cộng đoàn gồm những "người thanh khiết các thánh", nhưng những "người tội lỗi". Đức Giêsu đã rất sáng suốt tiên liệu rằng "các Kitô hữu không tốt hơn những người khác", như thỉnh thoảng người ta vẫn nói. Giáo hội được tạo nên bởi những con người mỏng dòn như xã hội thế tục. Đức Giêsu không mơ đến một Giáo hội không có vấn đề. Người sẽ đưa ra một thủ tục để thử giải quyết những khó khăn mà có ngày sẽ phát sinh trong mọi nhóm người.

Thật vậy điều Đức Giêsu nói ở đây có thể được áp dụng cho mọi môi trường sống của chúng ta với một tỉ lệ nào đó:Gia đình, nhóm, hiệp hội, nhóm bạn, các đồng nghiệp… Biết bao nhiêu là xung đột, căng thẳng, chống đối nhau!

Đôi khi lúc mới khởi đầu, mọi sự xem ra đơn giản và hài hòa. Và rồi với thời gian trôi qua, nhiệt tình xuống dần, nhóm có nguy cơ tan rã nếu không ai quan tâm đến sự liên kết và hiệp thông.

Không một nhóm con người nào tránh được tội lỗi, sự khốn khổ của con người… kể cả Giáo Hội!"Nếu anh em của anh trót phạm tội…”

Phải làm gì, bây giờ?

Anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi. Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã được món lợi của người anh em mình…

Chúng ta nhận thấy ngay, trong những chữ cô đọng ấy bầu khí mà Đức Giêsu đặt chúng ta vào. Đó là một bầu khí của tình yêu chứ không phải là của sự phán xét.

Than ôi, có những "vị quản giáo mắc khuyết điểm" lẫn lộn hết mọi sự, và lúc nào cũng sẵn sàng lên lớp những người khác trong một thái độ phê phán có hệ thống. Như thế là làm sai lạc tư tưởng của Đức Giêsu, vì đã có xu hướng "buộc tội" và "đè nặng" lên kẻ có tội. Tất cả Tin Mừng rõ ràng nói với chúng ta điều ngược lại. Và văn cảnh trực tiếp của bài giảng này về cộng đoàn chỉ nói về sự tế nhị và lòng nhân hậu đối với anh em mình. Ngay trước đoạn văn mà chúng ta đọc hôm nay, Đức Giêsu đã kể lại dụ ngôn con chiên lạc: "Anh em hãy coi chừng, chớ khinh một ai trong những kẻ bé mọn này… Hãy như người chăn chiên mất một con chiên chạy đi tìm nó…Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, không muốn cho một ai trong những kẻ bé mọn này phải hư mất" (Matthêu 18,10-14). Và ngay sau bản văn của chúng ta về sự sửa lỗi anh em, Đức Giêsu sẽ đòi hỏi Phêrô "tha thứ bảy mươi lần bảy" (Matthêu 18,21-22) Kế đó Đức Giêsu sẽ lên án thái độ của người đầy tớ không biết thương xót, không có trái tim, không biết tha thứ một món nợ cho người bạn mình (Matthêu 18,23-35).

Như thế, chúng ta phải can thiệp, chỉ với một bầu khí của tình yêu thương. Người ta chỉ có quyền phê bình một người anh em nếu người ta " yêu thương người ấy!Toàn bộ Tin Mừng cao rao với chúng ta Đức Giêsu nhân hậu với những người tội lỗi.

"Hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó…" “Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã được món lợi là người anh em mình..”

Người ta cảm thấy rằng Đức Giêsu rất muốn đó là giải pháp cho sự xung đột. Khi một người được món lợi là anh em mình thì trời cao sẽ xuống với đất?Đó chính là niềm vui của giải pháp ấy!

Còn nếu nó không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay hai người nữa, để mọi công việc được giải quyết căn cứ vào lời hai hoặc ba chứng nhân. Nếu nó không nghe họ, thì hãy đi thưa Hội Thánh.

Đức Giêsu thực hiện thêm một bước với biết bao sự tế nhị tâm lý!

Trước tiên là mặt giáp mặt trong sự kín đáo, để cho nếu có thể không ai biết có điều xấu và người phạm lỗi có thể giữ được tiếng- tăm và danh dự của mình… và rồi, đến lúc phải đem theo một, hai anh em khác là để tránh những phán đoán quá chủ quan trong đó người ta có thể đánh giá sai lầm, và cũng để ý số đông tìm thấy những lập luận có thể thuyết phúc hơn. Phải làm mọi sự để tránh sự hấp tấp và sự độc đoán.

Chỉ sau khi đã dùng hết cách khuyên nhủ, người ta mới phải cắt bỏ một cách đau đớn.

Nếu Hội Thánh mà nó cũng chẳng nghe, thì hãy kể nó như một người ngoại hay một người thu thuế.

Công thức này đụng chạm đến chúng ta, nhất là lại do Đấng là người ta đã gọi "bạn của những người thu thuế và những người tội lỗi (Matthêu 1 1, 19). Sự lên án khắc khe này chỉ có thể hiểu được một cách chính xác bởi người ta đã thử hết cách để cứu người anh em. Người ta cũng có thể nói rằng chính người anh em đã tự mình loại mình ra khỏi cộng đoàn với việc nhiều lần khước từ sửa lỗi. Đã ba lần, người ấy gạt bỏ bàn tay mà người ta đã giơ ra cho người ấy. Sau khi đã nhẫn nại đem lại cho người ấy mọi cơ may, cộng đoàn thấy mình bất lực đối với người anh em đó…

Nhưng phải nói thêm rằng, cả trong những trường hợp tối hậu ấy, chúng ta không giảm bớt lòng yêu thương người ấy, kẻ tội lỗi ấy… bới lẽ chúng ta phải yêu thương cả kẻ thù của mình (Matthêu 5,43~8). Và Thánh Phaolô trong bài đọc thứ hai của Chúa nhật này, nhắc chúng ta rằng "Anh em đừng mắc nợ gì ai, ngoài món nợ tương thân tương ái" một món nợ không bao giờ trả hết (Rm 13,8).

Thầy bảo thật anh em:"Dưới đất, anh em cầm buộc những điều gì trên trời cũng cầm buộc như vậy, dưới đất, anh em tháo cởi những điều gì trên trời cũng tháo cởi như vậy.”

Đức Giêsu không bao giờ chỉ là một nhà luân lý, một hiền giả, một nhà nhân bản. Những lời khuyên mà chúng ta đã nghe cho đến nay là những nguyên tác tâm lý sơ đẳng, có giá trị đối với mọi quan hệ của con người. Nhưng Đức Giêsu giờ đây đưa ra thêm một khía cạnh "thần học". Người mạc khải một mầu nhiệm ẩn giấu. Thiên Chúa hiện diện trong toan tính cứu vớt anh em mình… Thiên đàng liên quan với những gì xảy ra trên mặt đất.

Ý muốn của Thiên Chúa là không một con chiên nào bị hư mất, nên sự sửa lỗi anh em trở thành một con đường của lòng nhân hậu của Thiên Chúa. Dĩ nhiên, nhiều người chỉ khám phá sự tha thứ của Thiên Chúa (trên trời) nếu họ khám phá sự tha thứ của anh em (dưới đất) được thực hiện bằng một thái độ nhân bản của lòng yêu thương cứu độ.

Vại trò “cầm buộc và tháo cởi" mà Đức Giệsu đã ban cho cá nhân Phêrô một vài ngày trước đó (Matthêu 16,19), cũng được ban cho toàn thể cộng đoàn, trong cùng những từ ngữ (Matthêu 18,18). Giáo hội là môi trường của lòng thương xót, nhân hậu. Những Kitô hữu đưa về Thiên Chúa. Ôi trách nhiệm to lớn biết bao?

Giữa "đất” và "trời” có sự tương giao?

Giữa "thời gian" và "vĩnh cửu”, có sự tương giao?

Sự mạc khải của Đức Giêsu là ở điều này:Điều mà người ta cầm buộc được hay tháo gỡ được ở trần gian này, trong lúc này… được "cầm buộc" hoặc "tháo gỡ" nơi Thiên Chúa mãi mãi…

Và không chỉ cho chúng ta, nhưng cũng cho những người khác Giáo Hội là một cộng đoàn ở đó mỗi người chịu trách nhiệm về đời sống Đức Tin của anh em mình. Chúng ta có thật sự gánh trách nhiệm cho nhau không?Giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái?Thông thường, chúng ta hay -hèn nhát chúng ta không quan tâm đến đức tin của những người khác, Một vấn đề thời sự nóng bỏng… Biết bao đứa trẻ đã từ bỏ đức tin của cha mẹ chúng. Biết bao anh em dường như đi theo con đường rời bỏ cộng đoàn đức tin..

Vậy có nên tuyệt vọng không?

Thầy còn bảo thật anh em: "Nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời- cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho"

Đức Giêsu lặp lại công thức nhấn mạnh long trọng:Thầy còn bảo thật anh em!Công thức ấy thường chỉ một mạc khải về mầu nhiệm đức tin, được che khuất khỏi sự nhận xét của con người. Và Đức Giêsu trở về chủ đề về sự tương quan giữa "đất" và "trời".

Có nên tuyệt vọng khi chúng ta không "nhìn thấy" kết quả của những nỗ lực đối với những anh em, tội lỗi từ chối sống đời thánh thiện theo ơn gọi Kitô hữu của họ? ít ra bề ngoài là như' thế? Đức Giêsu đáp lại "không" với chúng ta!

Bỏ vì, Người nói, cộng đoàn – Giáo Hội không phải là một hiệp hội như – những hiệp hội khác. May mắn thay!

Cộng đoàn đức tin này ít lệ thuộc vào những nỗ lực của con người để có thể kết thúc bằng sự thất bại mà lệ thuộc nhiều hơn vào: Chúa Cha, Đấng ngự trên trời. Đức Giêsu yêu cầu chúng ta phải tin vào hiệu quả… ẩn giấu ở trên trời của lời cầu nguyện, những hiệu quả mà những phương tiện thông thường của con người không thể nhận thấy được. Sự cầu nguyện ấy không phải là sự lười biếng, bởi vì người ta đã làm hết sức trước đó. Nhưng là phương sách cuối cùng Đức Giêsu khẳng định với chúng ta phải tin vào hiệu quả của phương sách đó. Đối với nhiều bậc cha mẹ trong gia đình, lời nói ấy của Đức Giêsu phải là ánh sáng quyết định mặc dù không kiểm chứng được… "Nếu ở dưới đất hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì thì lời cầu nguyện của họ sẽ có hiệu quả với Chúa Cha; Đấng ngự trên trời"…

Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy thì có Thầy ở đấy giữa họ.

Không, Giáo hội, cộng đoàn những người tội lỗi như mọi người khác, không phải là một hiệp hội như các hiệp hội khác:Đức Giêsu sống lại với tất cả quyền năng tinh thần của Thiên Chúa ở đấy giữa những người quy tụ nhân danh Người. " '

Rõ ràng chúng ta không còn ở trong lãnh vực luân lý xã hội học, hay nhân bản. Chúng ta ở trong lãnh vực đức tin. Sự thống nhất của Giáo Hội ở bên trên những xung đột chia rẽ con người. Mọi nỗ lực hòa giải luôn phải được thực hiện. Nhưng khi những bàn tay chúng ta đưa ra không được tiếp nhận, thì chúng ta vẫn phải tin rằng điều mà con người không làm được, Thiên Chúa làm được" (Mt 17,20-19.26; Lc 1,37).

Một giấc mơ điên rồ chăng? Một ảo tưởng không có thật chăng? Không phải thế! Nhưng đó là một bí quyết tuyệt vời của chủ nghĩa lạc quan đi đến mức tin rằng không môt người nào, không một hoàn cảnh nào mà sau cùng không thể cứu vãn được (1Cr 8,11).

"Người anh em này mà Đức Kitô đã chịu chết để cứu chuộc…". Làm thế nào mà chúng ta lại thất vọng vì người ấy.

Noel Quession

Chúa Nhật Tuần XXIII Mùa Thường Niên Năm A

Chúa Nhật Tuần XXIII Mùa Thường Niên Năm A

CHÚA NHẬT 09-10-2017

BÀI ĐỌC I: Ed 33, 7-9

"Nếu ngươi không chịu nói cho kẻ gian ác, thì Ta đòi máu nó bởi tay ngươi".

Trích sách Tiên tri Êdêkiel.

Đây Chúa phán: "Hỡi con người, Ta đã làm cho ngươi trở nên người lính canh nhà Israel: vậy khi nghe lời miệng Ta nói, ngươi hãy loan báo cho chúng thay Ta. Khi Ta phán cùng kẻ gian ác rằng: 'Hỡi kẻ gian ác, mi sẽ phải chết'; nếu ngươi không chịu nói để kẻ gian ác bỏ đường lối mình, thì chính kẻ gian ác sẽ chết trong sự gian ác của nó, nhưng Ta đòi máu nó bởi tay ngươi. Còn khi ngươi loan báo cho kẻ gian ác bỏ đường lối nó, nếu nó không chịu bỏ đường lối nó, thì nó sẽ chết trong sự gian ác của nó, nhưng ngươi cứu được mạng sống ngươi". Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 94, 1-2. 6-7. 8-9

Đáp: Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Người: "Các ngươi đừng cứng lòng" (x. c. 8).

1) Hãy tới, chúng ta hãy reo mừng Chúa, hãy hoan hô Đá Tảng cứu độ của ta! Hãy ra trước thiên nhan với lời ca ngợi, chúng ta hãy xướng ca để hoan hô Người! – Đáp.

2) Hãy tiến liên, cúc cung bái và sụp lạy, hãy quỳ gối trước nhan Chúa, Đấng tạo thành ta. Vì chính Người là Thiên Chúa của ta, và ta là dân Người chăn dẫn, là đoàn chiên thuộc ở tay Người. – Đáp.

3) Ước chi hôm nay các bạn nghe tiếng Người: Đừng cứng lòng như ở Mêriba, như hôm ở Massa trong khu rừng vắng, nơi mà cha ông các ngươi đã thử thách Ta, họ đã thử Ta mặc dầu đã thấy công cuộc của Ta. – Đáp.

BÀI ĐỌC II: Rm 13, 8-10

"Yêu thương là chu toàn cả lề luật".

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.

Anh em thân mến, anh em chớ mắc nợ ai ngoài việc phải yêu mến nhau. Vì ai yêu người, thì đã giữ trọn lề luật. Đó là: "Chớ ngoại tình; chớ giết người; chớ trộm cắp; chớ làm chứng gian; chớ mê tham", và nếu có điều luật nào khác, thì cũng tóm lại trong lời này là: "Ngươi hãy yêu mến kẻ khác như chính mình". Lòng yêu thương không làm hại kẻ khác. Vậy yêu thương là chu toàn cả lề luật. Đó là lời Chúa.

ALLELUIA: Ga 15, 15b

Alleluia, alleluia! – Chúa phán: "Thầy gọi các con là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy đã nghe biết nơi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các con biết". – Alleluia.

PHÚC ÂM: Mt 18, 15-20

"Nếu nó nghe ngươi, thì ngươi đã lợi được người anh em".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Nếu anh em ngươi lỗi phạm, hãy đi sửa dạy nó, riêng ngươi và nó thôi. Nếu nó nghe ngươi, thì ngươi đã lợi được người anh em. Nếu nó không nghe lời ngươi, hãy đem theo một hoặc hai người nữa, để mọi việc được giải quyết nhờ lời hai hoặc ba nhân chứng. Nếu nó không nghe họ, hãy trình với cộng đoàn. Và nếu nó cũng không nghe cộng đoàn, ngươi hãy kể nó như người ngoại giáo và như người thu thuế.

"Thầy bảo thật các con, những gì các con cầm buộc dưới đất thì trên trời cũng cầm buộc, và những gì các con tháo gỡ dưới đất, thì trên trời cũng tháo gỡ.

"Thầy lại bảo các con, nếu hai người trong các con, ở dưới đất, mà hiệp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho họ điều đó. Vì ở đâu có hai hoặc ba người tụ họp nhân danh Thầy, thì Thầy ở giữa những người ấy". Đó là lời Chúa.

Twenty-third Sunday in Ordinary Time

SUNDAY 09-10-2017

Reading 1 Ez 33:7-9

Thus says the LORD:
You, son of man, I have appointed watchman for the house of Israel;
when you hear me say anything, you shall warn them for me.
If I tell the wicked, "O wicked one, you shall surely die, "
and you do not speak out to dissuade the wicked from his way,
the wicked shall die for his guilt,
but I will hold you responsible for his death.
But if you warn the wicked,
trying to turn him from his way,
and he refuses to turn from his way,
he shall die for his guilt,
but you shall save yourself.

Responsorial Psalm Ps 95:1-2, 6-7, 8-9

R. (8) If today you hear his voice, harden not your hearts.
Come, let us sing joyfully to the LORD;
let us acclaim the rock of our salvation.
Let us come into his presence with thanksgiving;
let us joyfully sing psalms to him.
R. If today you hear his voice, harden not your hearts.
Come, let us bow down in worship;
let us kneel before the LORD who made us.
For he is our God,
and we are the people he shepherds, the flock he guides.
R. If today you hear his voice, harden not your hearts.
Oh, that today you would hear his voice:
"Harden not your hearts as at Meribah,
as in the day of Massah in the desert,
where your fathers tempted me;
they tested me though they had seen my works."
R. If today you hear his voice, harden not your hearts.

Reading 2 Rom 13:8-10

Brothers and sisters:
Owe nothing to anyone, except to love one another;
for the one who loves another has fulfilled the law.
The commandments, "You shall not commit adultery;
you shall not kill; you shall not steal; you shall not covet, "
and whatever other commandment there may be,
are summed up in this saying, namely,
"You shall love your neighbor as yourself."
Love does no evil to the neighbor;
hence, love is the fulfillment of the law.

Alleluia 2 Cor 5:19

R. Alleluia, alleluia.
God was reconciling the world to himself in Christ
and entrusting to us the message of reconciliation.
R. Alleluia, alleluia.

Gospel Mt 18:15-20

Jesus said to his disciples:
"If your brother sins against you,
go and tell him his fault between you and him alone.
If he listens to you, you have won over your brother.
If he does not listen,
take one or two others along with you,
so that 'every fact may be established
on the testimony of two or three witnesses.'
If he refuses to listen to them, tell the church.
If he refuses to listen even to the church,
then treat him as you would a Gentile or a tax collector.
Amen, I say to you,
whatever you bind on earth shall be bound in heaven,
and whatever you loose on earth shall be loosed in heaven.
Again, amen, I say to you,
if two of you agree on earth
about anything for which they are to pray,
it shall be granted to them by my heavenly Father.
For where two or three are gathered together in my name,
there am I in the midst of them."

CHẾT HAY SỐNG

CHẾT HAY SỐNG

CHÚA NHẬT TUẦN XXII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM A

Bài đọc 1 : ( Gr 20:7-9). Bài đọc 2 : (Rm 12:1-2). Tin Mừng : ( Mt 16:21-27)

Sau khi ông Phêrô tuyên xưng: “ Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”, Đức Giêsu lại cho các ông biết : Ngài phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại. Đó là con đường thập giá Ngài sẽ phải đi qua. Từ đó Ngài đòi hỏi ai muốn đi theo Ngài cũng phải “ từ bỏ mình, vác thánh giá mình”. Đó là con đường sống: “Ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy.”

Với những người không tin vào Thiên Chúa, thì con người chỉ có một mạng sống; nhưng với người có niềm tin vào Thiên Chúa, tin có sự sống đời sau, thì cuộc sống trần gian hôm nay chỉ là một cuộc sống tạm bợ để đi về cõi sống hạnh phúc, vĩnh hằng.

Trong quyển sách nhan đề Underground Notes, một tù nhân chính trị người Nam Tư đã tả lại những kinh nghiệm của ông trong thời gian có cuộc bách hại khủng khiếp trên đất nước Nam Tư. Ông đã ghi lại nhiều câu chuyện về các tù nhân mà ông có dịp quen biết trong thời gian ấy.

Các tù nhân thường phải đối diện với một sự lựa chọn: hoặc trung thành với niềm tin của mình và chấp nhận hậu quả, hoặc đầu hàng trước thế lực áp bức và tránh được tra tấn.

Ông tả rất sinh động và rất thực cách thức mỗi nhóm tù nhân xoay xở. Những người trung thành với lương tâm của họ thì cảm thấy có một sức mạnh phi thường, một sức mạnh nội tại mà họ chưa bao giờ nhận ra ở nơi mình. Họ nhận thấy mình có đủ sức mạnh để đương đầu và vượt qua những hoàn cảnh gian khổ cùng cực. Ngược lại, những người muốn bảo toàn mạng sống mình lại hóa ra mất mát tất cả. Họ đánh mất tất cả giá trị của đời sống và sự sống.

Trò không hơn Thầy. Đức Kitô vì yêu thương con người đã vâng theo thánh ý Chúa Cha để xuống trần gian, mang thân phận con người để rồi phải chịu phản bội, chống đối, cuối phải lãnh án tử hình trên cậy thập giá. Con đường Đức Kitô đi là con đường thập giá, con đường hy sinh bn thân mình vì thánh ý Chúa Cha và vì yêu thương con người. Bởi thế, những ai muốn đi theo Đức Kitô cũng phải đi qua con đường thập giá như Đức Kitô đã đi; đó là con đường từ bỏ ý riêng mình, từ bỏ những đam mê dục vọng của mình để đi theo con đường vâng theo thánh ý Thiên Chúa để yêu thương phục vụ Thiên Chúa và con người. Đó là con đường hy sinh mạng sống mình, vì “ Ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được sự sống ấy”.

Vậy muốn có được mạng sống đích thực, thì phải bước theo Đức Kitô là từ bỏ chính mình, vác thập giá mình. Đó là con đường dẫn chúng ta đến sự sống thật, sự sống vĩnh cửu.Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Rôma cũng đã cho chúng ta thấy đâu là con đường dẫn đến sự sống đích thực: “ Tôi khuyên nhủ anh em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống dộng, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa.”

Được làm con cái Thiên Chúa là một hồng ân, đồng thời chúng ta cũng được kêu gọi làm môn đệ của Ngài để đi loan báo Tin Mừng cho kẻ khác. Nhưng hồng ân ấy có thể bị đánh mất đi khi chúng ta đặt tự do của mình trên ý muốn của Thiên Chúa.

Cuộc sống chạy theo những nhu cầu vật chất là một trở ngại lớn cho những ai muốn là môn đệ của Đức Giêsu. Nếu muốn chiếm được Nước Trời, muốn tìm được sự sống đích thực, thì phải chết đi cho những gì chóng qua, hư nát. Chết đi để được sống.

Thiên Chúa tạo dựng con người không phải để bắt con người phải sống vất vả khổ cực, nhưng để được sống hạnh phúc. Thiên Chúa cũng không để mặc cho con người sống ra sao thì ra tùy số phận của con người, nhưng Ngài muốn cho con người sống hạnh phúc. Nhưng để đạt được mục đích ấy con người phải bước đi theo con đường của Ngài. Con đường ấy không phải là con đường thênh thang, dễ dãi nhưng là con đường hẹp. Con đường ấy là từ bỏ mình đi, vác thập giá mình mà đi theo Thầy Giêsu.

LM GIUSE TRỊNH NGỌC DANH

QUẢN NHIỆM CỘNG ĐOÀN ĐỨC MẸ MÔNG TRIỆU ANAHEIM

Chúa Nhật Tuần XXII Mùa Thường Niên Năm A

Chúa Nhật Tuần XXII Mùa Thường Niên Năm A

CHÚA NHẬT 09-03-2017

BÀI ĐỌC I: Gr 20, 7-9

"Lời Chúa làm cớ cho tôi bị nhục nhã".

Trích sách Tiên tri Giêrêmia.

Lạy Chúa, Chúa đã khuyến dụ tôi, và Chúa đã khuyến dụ được tôi. Chúa đã hùng mạnh hơn tôi và thắng được tôi: suốt ngày tôi đã trở nên trò cười, và mọi người đều chế nhạo tôi. Mỗi lần tôi nói, tôi phải la lớn và loan báo sự hung bạo và điêu tàn, cho nên lời Chúa làm cớ cho tôi bị nhục nhã và bị chế nhạo suốt ngày. Tôi đã nói rằng: "Tôi sẽ không nhớ đến Người nữa, sẽ không nhân danh Người mà nói nữa, thì lúc đó trong lòng tôi như lửa đốt nóng, âm ỉ trong xương cốt tôi, tôi kiệt sức, không chịu nổi nữa". Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 62, 2. 3-4. 5-6. 8-9

Đáp: Lạy Chúa là Thiên Chúa con, linh hồn con khát khao Chúa (c. 2b).

1) Ôi lạy Chúa, Chúa là Thiên Chúa của con, con thao thức chạy kiếm Ngài. Linh hồn con khát khao, thể xác con mong đợi Chúa con, như đất héo khô, khát mong mà không gặp nước! – Đáp.

2) Con cũng mong được chiêm ngưỡng thiên nhan ở thánh đài, để nhìn thấy quyền năng và vinh quang của Chúa. Vì ân tình của Ngài đáng chuộng hơn mạng sống, miệng con sẽ xướng ca ngợi khen Ngài. – Đáp.

3) Con sẽ chúc tụng Ngài như thế trọn đời con; con sẽ giơ tay kêu cầu danh Chúa. Hồn con được no thỏa dường như bởi mỹ vị cao lương, và miệng con ca ngợi Chúa với cặp môi hoan hỉ. – Đáp.

4) Vì Chúa đã ra tay trợ phù con, để con được hoan hỉ núp trong bóng cánh của Ngài. Linh hồn con bám thân vào Chúa, và tay hữu Chúa nâng đỡ người con. – Đáp.

BÀI ĐỌC II: Rm 12, 1-2

"Anh em hãy tiến thân làm của lễ sống động".

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.

Anh em thân mến, tôi nài xin anh em vì lượng từ bi Thiên Chúa, hãy hiến thân anh em làm của lễ sống động và thánh thiện, đẹp lòng Thiên Chúa. Đó là việc phụng thờ hợp lý anh em phải làm. Anh em đừng theo thói đời này, nhưng hãy canh tân lòng trí anh em, để anh em biết đâu là thánh ý Chúa, biết điều gì tốt lành đẹp lòng Chúa và hoàn hảo. Đó là lời Chúa.

ALLELUIA: Ga 6, 64b và 69b

Alleluia, alleluia! – Lạy Chúa, lời của Chúa là thần trí và là sự sống; Chúa có những lời ban sự sống đời đời. – Alleluia.

PHÚC ÂM: Mt 16, 21-27

"Nếu ai muốn theo Thầy, thì hãy từ bỏ mình".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu bắt đầu tỏ cho các môn đệ thấy: Người sẽ phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ bởi các kỳ lão, luật sĩ và thượng tế, sẽ bị giết và ngày thứ ba thì sống lại. Phêrô kéo Người lại mà can gián Người rằng: "Lạy Thầy, không thể thế được! Thầy sẽ chẳng phải như vậy đâu". Nhưng Người quay lại bảo Phêrô rằng: "Hỡi Satan, hãy lui ra đàng sau Thầy, con làm cớ cho Thầy vấp phạm, vì con chẳng hiểu biết những gì thuộc về Thiên Chúa, mà chỉ hiểu biết những sự thuộc về loài người".

Bấy giờ Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Nếu ai muốn theo Thầy, thì hãy từ bỏ mình đi, và vác thập giá mình mà theo Thầy. Vì chưng, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai đành mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ được sự sống. Nếu ai được lợi cả thế gian mà thiệt hại sự sống mình, thì được ích gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi được sự sống mình? Bởi vì Con Người sẽ đến trong vinh quang của Cha Người, cùng với các thiên thần của Người, và bấy giờ, Người sẽ trả công cho mỗi người tuỳ theo việc họ làm". Đó là lời Chúa.

Twenty-second Sunday in Ordinary Time

SUNDAY 09-03-2017

Reading 1 Jer 20:7-9

You duped me, O LORD, and I let myself be duped;
you were too strong for me, and you triumphed.
All the day I am an object of laughter;
everyone mocks me.

Whenever I speak, I must cry out,
violence and outrage is my message;
the word of the LORD has brought me
derision and reproach all the day.

I say to myself, I will not mention him,
I will speak in his name no more.
But then it becomes like fire burning in my heart,
imprisoned in my bones;
I grow weary holding it in, I cannot endure it.

Responsorial Psalm Ps 63:2, 3-4, 5-6, 8-9

R. (2b) My soul is thirsting for you, O Lord my God.
O God, you are my God whom I seek;
for you my flesh pines and my soul thirsts
like the earth, parched, lifeless and without water.
R. My soul is thirsting for you, O Lord my God.
Thus have I gazed toward you in the sanctuary
to see your power and your glory,
for your kindness is a greater good than life;
my lips shall glorify you.
R. My soul is thirsting for you, O Lord my God.
Thus will I bless you while I live;
lifting up my hands, I will call upon your name.
As with the riches of a banquet shall my soul be satisfied,
and with exultant lips my mouth shall praise you.
R. My soul is thirsting for you, O Lord my God.
You are my help,
and in the shadow of your wings I shout for joy.
My soul clings fast to you;
your right hand upholds me.
R. My soul is thirsting for you, O Lord my God.

Reading 2 Rom 12:1-2

I urge you, brothers and sisters, by the mercies of God,
to offer your bodies as a living sacrifice,
holy and pleasing to God, your spiritual worship.
Do not conform yourselves to this age
but be transformed by the renewal of your mind,
that you may discern what is the will of God,
what is good and pleasing and perfect.

Alleluia cf. Eph 1:17-18

R. Alleluia, alleluia.
May the Father of our Lord Jesus Christ
enlighten the eyes of our hearts,
that we may know what is the hope
that belongs to our call.
R. Alleluia, alleluia.

Gospel Mt 16:21-27

Jesus began to show his disciples
that he must go to Jerusalem and suffer greatly
from the elders, the chief priests, and the scribes,
and be killed and on the third day be raised.
Then Peter took Jesus aside and began to rebuke him,
"God forbid, Lord! No such thing shall ever happen to you."
He turned and said to Peter,
"Get behind me, Satan! You are an obstacle to me.
You are thinking not as God does, but as human beings do."

Then Jesus said to his disciples,
"Whoever wishes to come after me must deny himself,
take up his cross, and follow me.
For whoever wishes to save his life will lose it,
but whoever loses his life for my sake will find it.
What profit would there be for one to gain the whole world
and forfeit his life?
Or what can one give in exchange for his life?
For the Son of Man will come with his angels in his Father's glory,
and then he will repay all according to his conduct."