THÁNH CA PHỤC SINH 2017, CĐ HƯƠNG VIỆT

NHỮNG BÀI CA DO CA ĐOÀN thực hiện trong Ngày Thánh Lễ Phục Sinh 2017.

Xin coi thêm hình hãy bấm vào đây. More Pictures

Ánh Sáng Chúa Ki-tô. Tạ ơn Chúa (x3 lần)
Exsultet (Phó Tế)
Đáp Ca Vọng Phục Sinh – 1 (Tv 32)
Đáp Ca Vọng Phục Sinh – 2 (Tv 15)
Xuất Hành
Kinh Vinh Danh
Alleluia (hát 3 lần)
Hãy Hát Mừng Chúa Kinh Câù Các Thánh 

 

“XUẤT HÀNH” do CA ĐOÀN HƯƠNG VIỆT

” ALLELUA” do CA ĐOÀN HƯƠNG VIỆT

“KINH RẢY NƯỚC THÁNH” do CA ĐOÀN HƯƠNG VIỆT

“HIẾN LỄ PHỤC SINH” do CA ĐOÀN HƯƠNG VIỆT

“CA MỪNG PHỤC SINH” do CA ĐOÀN HƯƠNG VIỆT

“TỪ LÒNG ĐẤT” do CA ĐOÀN HƯƠNG VIỆT

“LẠY NỮ VƯƠNG THIÊN ĐÀNG” do CĐ HƯƠNG VIỆT
https://www.youtube.com/watch?v=6xaES6hBgBM&feature=youtu.be

Tháng Năm – 2017

Tập Nhạc: "Tháng Năm – 2017"

Trình bày: Ca Đoàn Hương Việt Cộng Đoàn Anaheim

Tháng Tư 2017

 

 

 

 

ĐỨC GIÊSU : MỤC TỬ NHÂN LÀNH VÀ CỬA CHUỒNG CHIÊN

ĐỨC GIÊSU : MỤC TỬ NHÂN LÀNH VÀ CỬA CHUỒNG CHIÊN

CHÚA NHẬT TUẦN IV MÙA PHỤC SINH NĂM A

Bài đọc 1 : ( Cv 2 : 14a, 36-41). Bài đọc 2 : ( 1 Pr 2: 20b-25). Tin Mừng: ( Ga 10: 1-10)

Đức Giêsu đã ví mình là cửa chuồng chiên: “ Tôi là cửa cho chiên ra vào.” và  “ Ai đi qua cửa mà vào, người ấy là mục tử, còn “ Ai không đi qua cửa mà vào ràn chiên , nhưng trèo qua lối khác mà vào, người ấy kẻ trộm, kẻ cướp.” Như thế Đức Giêsu là mục tử chân chính và là cửa chuồng chiên.

Cửa là lối đi ra vào. Người mục tử chân chính hiên ngang đi qua cửa mà vào, còn kẻ trộm thì lén lút trèo tường. Cửa chuồng chiên là lối ra vào duy nhất để đến với đàn chiên. Để đến với đàn chiên, hình ảnh của dân Thiên Chúa, phải đi qua Đức Giêsu, cửa chuồng chiên. Không còn cách nào khác để đến với dân Chúa, đến với Nước Thiên Chúa, đến với Giáo Hội và đến với sự sống khi không đi qua cửa chuồng chiên Giêsu. Ai không đi qua môi trường sống tuyệt đối duy nhất là cửa chuồng chiên Giêsu, sẽ bị hư mất và lạc hướng. Chỉ có môi trường ấy, con người mới thực sự có tự do, sự sống và phát triển hoàn hảo: “ Phần tôi, tôi đến cho chiên được sống và sống dồi dào.” Như thế, cửa Giêsu là cửa cứu chuộc, cửa đem lại sự sống cho con chiên. Nhưng ai là mục tử chính hiệu để được người giữ cửa là Chúa Cha mở cho vào?

Đức Giêsu đã phân biệt hai  loại mục tử: mục tử chính hiệu và mục tử giả hiệu. Những mục tử giả hiệu không phải là chủ chiên, nên không thể đi qua cửa chuồng chiên mà vào, nên phải trèo qua lối khác. Họ là kẻ trộm, kẻ cướp. Họ là người làm thuê, vì không phải là mục tử và vì chiên không thuộc về họ, nên khi thấy sói đến họ bỏ chiên mà chạy. Sói vồ lấy chiên và làm cho chiên tán loạn. Họ là những người đến trước Đức Giêsu: “ Mọi kẻ đến trước tôi đều là trộm cướp.” Ở đây,Đức Giêsu không ám chỉ những kẻ đến trước Ngài là các ngôn sứ vào thời Cựu Ước, nhưng là các đầu mục Do Thái gồm các kinh sư, người Pharisiêu, các tư tế phục vụ  Đền thờ. Họ vô trách nhiệm trước hiểm nguy của đàn chiên. Họ bị Đức Giêsu quở trách là bọn đạo đức giả, cản trở người khác tìm đến Nước Thiên Chúa. Họ tham lam, ăn ở bất công, phục vụ ý riêng của mình và đã từng giết hại nhiều vị ngôn sứ chân chính. Họ thường tự hào là những mang lại cho con người sự hiểu biết về thần linh.

Ngược lại, người mục tử duy nhất, nhân lành đó là Đức Giêsu, như lời Ngài khẳng định: “ Tôi chính là Mục Tử nhân lành.” Vị Mục Tử ấy “ hy sinh mạng sống  mình cho đàn chiên.” Đức Giêsu đã thể hiện sứ vụ mục tử của mình qua việc hy sinh quên mình để chỉ nghĩ đến đàn chiên, sẵn sàng chịu chết trên Thập giá để đền tội thay cho đàn chiên, đi khắp nơi để rao giảng Tin Mừng cứu độ. Tất cả vì đàn chiên để “ chiên được sống và sống dồi dào.” Cuộc sống dồi dào ấy không phải chỉ là cuộc sống đời đời mai sau mà còn là cuộc sống ở thế gian này nữa.

Theo Đức Thánh Cha Phanxicô, người mục tử lý tưởng là người gần gũi với dân chúng, là người cha, người anh em với sự hiền dịu, kiên nhẫn và thương xót; là người yêu sự khó nghèo nội tâm trước mặt Thiên Chúa cũng như sự khó nghèo bên ngoài như đơn sơ, khắc khổ trong cuộc sống; là những người không có tâm lý ông hoàng; là những người không tham vọng và là các phu quân của Giáo Hội; là những người có khả năng thức tỉnh đàn chiên được giao phó, và quan tâm duy trì sự hiệp nhất, canh giữ đàn chiên, chú ý đến các hiểm nguy có thể đe dọa đàn  chiên, nhất là làm cho niềm hy vọng lớn lên. Người mục tử có ba vị trí trong đàn chiên: Ở đàng trước để dẫn đường, ở giữa để duy trì sự hiệp nhất và giữ vững tinh thần của đàn chiên, ở đàng sau để tránh cho chiên khỏi đi tụt hậu và tạo điều kiện cho đàn chiên đánh hơi hầu tìm ra một hướng đi mới.

Tấm gương Mục Tử nhân lành Giêsu là tấm gương cho các mục tử hôm nay noi theo để phục vụ đàn chiên của Hội Thánh qua việc hăng say rao giảng Tin Mừng Nước Trời  và phục vụ con người.

LM Trịnh Ngọc Danh

Quản nhiệm Cộng Đoàn Đức Mẹ Mông Triệu Anaheim

 

Chúa Nhật Tuần IV Mùa Phục Sinh Năm A

Chúa Nhật Tuần IV Mùa Phục Sinh Năm A

CHÚA NHẬT 05-07-2017

BÀI ĐỌC I: Cv 2, 14a. 36-41

"Thiên Chúa đã tôn Người làm Chúa và làm Đấng Kitô".

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Trong ngày lễ Ngũ Tuần, Phêrô cùng với mười một Tông đồ đứng ra, lên tiếng nói rằng: "Xin toàn thể nhà Israel hãy nhận biết chắc rằng: Thiên Chúa đã tôn Đức Giêsu mà anh em đã đóng đinh, lên làm Chúa và làm Đấng Kitô".

Nghe những lời nói trên, họ đau đớn trong lòng, nói cùng Phêrô và các Tông đồ khác rằng: "Thưa các ông, chúng tôi phải làm gì?" Phêrô nói với họ: "Anh em hãy ăn năn sám hối, và mỗi người trong anh em hãy chịu phép rửa nhân danh Đức Giêsu Kitô để được tha tội; và anh em nhận lãnh ơn Thánh Thần. Vì chưng, đó là lời hứa cho anh em, con cái anh em, và mọi người sống ở phương xa mà Chúa là Thiên Chúa chúng ta sẽ kêu gọi đến". Phêrô còn minh chứng bằng nhiều lời khác nữa, và khuyên bảo họ mà rằng: "Anh em hãy tự cứu mình khỏi dòng dõi gian tà này". Vậy những kẻ chấp nhận lời ngài giảng, đều chịu phép rửa, và ngày hôm ấy có thêm chừng ba ngàn người gia nhập đạo. Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 22, 1-3a. 3b-4. 5. 6

Đáp: Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi (c. 1).

Hoặc đọc: Alleluia.

1) Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi; trên đồng cỏ xanh rì, Người thả tôi nằm nghỉ. Tới nguồn nước, chỗ nghỉ ngơi, Người hướng dẫn tôi; tâm hồn tôi, Người lo bồi dưỡng. – Đáp.

2) Người dẫn tôi qua những con đường đoan chính, sở dĩ vì uy danh Người. (Lạy Chúa), dù bước đi trong thung lũng tối, con không lo mắc nạn, vì Chúa ở cùng con. Cây roi và cái gậy của Ngài, đó là điều an ủi lòng con. – Đáp.

3) Chúa dọn ra cho con mâm cỗ ngay trước mặt những kẻ đối phương; đầu con thì Chúa xức dầu thơm, chén rượu con đầy tràn chan chứa. – Đáp.

4) Lòng nhân từ và ân sủng Chúa theo tôi hết mọi ngày trong đời sống; và trong nhà Chúa, tôi sẽ định cư cho tới thời gian rất ư lâu dài.- Đáp.

BÀI ĐỌC II: 1 Pr 2, 20b-25

"Anh em đã trở về cùng Đấng canh giữ linh hồn anh em".

Trích thư thứ nhất của Thánh Phêrô Tông đồ.

Anh em thân mến, khi làm việc lành, nếu anh em phải nhẫn nhục chịu đau khổ, đó mới là ân phúc trước mặt Thiên Chúa. Anh em được gọi làm việc đó, vì Đức Kitô đã chịu đau khổ cho chúng ta, lưu lại cho anh em một gương mẫu để anh em theo vết chân Người. Người là Đấng không hề phạm tội, và nơi miệng Người không thấy điều gian trá. Bị phỉ báng, Người không phỉ báng lại; bị hành hạ, Người không ngăm đe; Người phó mình cho Đấng xét xử công minh; chính Người đã gánh vác tội lỗi chúng ta nơi thân xác Người trên cây khổ giá, để một khi đã chết cho tội lỗi, chúng ta sống cho sự công chính; nhờ vết thương của Người, anh em đã được chữa lành. Xưa kia, anh em như những chiên lạc, nhưng giờ đây, anh em đã trở về cùng vị mục tử và Đấng canh giữ linh hồn anh em. Đó là lời Chúa.

ALLELUIA: Ga 10, 14

Alleluia, alleluia! – Chúa phán: "Ta là mục tử tốt lành, Ta biết các chiên Ta, và các chiên Ta biết Ta". – Alleluia.

PHÚC ÂM: Ga 10, 1-10

"Ta là cửa chuồng chiên".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán rằng: "Thật, Ta bảo thật cùng các ngươi, ai không qua cửa mà vào chuồng chiên, nhưng trèo vào lối khác, thì người ấy là kẻ trộm cướp. Còn ai qua cửa mà vào, thì là kẻ chăn chiên. Kẻ ấy sẽ được người giữ cửa mở cho, và chiên nghe theo tiếng kẻ ấy. Kẻ ấy sẽ gọi đích danh từng con chiên mình và dẫn ra. Khi đã lùa chiên mình ra ngoài, kẻ ấy đi trước, và chiên theo sau, vì chúng quen tiếng kẻ ấy. Chúng sẽ không theo người lạ, trái lại, còn trốn tránh, vì chúng không quen tiếng người lạ". Chúa Giêsu phán dụ ngôn này, nhưng họ không hiểu Người muốn nói gì. Bấy giờ Chúa Giêsu nói thêm: "Thật, Ta bảo thật các ngươi: Ta là cửa chuồng chiên. Tất cả những kẻ đã đến trước đều là trộm cướp, và chiên đã không nghe chúng. Ta là cửa, ai qua Ta mà vào, thì sẽ được cứu rỗi, người ấy sẽ ra vào và tìm thấy của nuôi thân. Kẻ trộm có đến thì chỉ đến để ăn trộm, để sát hại và phá huỷ. Còn Ta, Ta đến để cho chúng được sống và được sống dồi dào". Đó là lời Chúa.

 

Fourth Sunday of Easter

SUNDAY 05-07-2017
 

Reading 1 Acts 2:14a, 36-41

Then Peter stood up with the Eleven,
raised his voice, and proclaimed:
"Let the whole house of Israel know for certain
that God has made both Lord and Christ,
this Jesus whom you crucified."

Now when they heard this, they were cut to the heart,
and they asked Peter and the other apostles,
"What are we to do, my brothers?"
Peter said to them,
"Repent and be baptized, every one of you,
in the name of Jesus Christ for the forgiveness of your sins;
and you will receive the gift of the Holy Spirit.
For the promise is made to you and to your children
and to all those far off,
whomever the Lord our God will call."
He testified with many other arguments, and was exhorting them,
"Save yourselves from this corrupt generation."
Those who accepted his message were baptized,
and about three thousand persons were added that day.

Responsorial Psalm Ps 23: 1-3a, 3b4, 5, 6

R. (1) The Lord is my shepherd; there is nothing I shall want.
or:
R. Alleluia.
The LORD is my shepherd; I shall not want.
In verdant pastures he gives me repose;
beside restful waters he leads me;
he refreshes my soul.
R. The Lord is my shepherd; there is nothing I shall want.
or:
R. Alleluia.
He guides me in right paths
for his name's sake.
Even though I walk in the dark valley
I fear no evil; for you are at my side.
With your rod and your staff
that give me courage.
R. The Lord is my shepherd; there is nothing I shall want.
or:
R. Alleluia.
You spread the table before me
in the sight of my foes;
you anoint my head with oil;
my cup overflows.
R. The Lord is my shepherd; there is nothing I shall want.
or:
R. Alleluia.
Only goodness and kindness follow me
all the days of my life;
and I shall dwell in the house of the LORD
for years to come.
R. The Lord is my shepherd; there is nothing I shall want.
or:
R. Alleluia.

Reading 2 1 Pt 2:20b-25

Beloved:
If you are patient when you suffer for doing what is good,
this is a grace before God.
For to this you have been called,
because Christ also suffered for you,
leaving you an example that you should follow in his footsteps.
He committed no sin, and no deceit was found in his mouth.

When he was insulted, he returned no insult;
when he suffered, he did not threaten;
instead, he handed himself over to the one who judges justly.
He himself bore our sins in his body upon the cross,
so that, free from sin, we might live for righteousness.
By his wounds you have been healed.
For you had gone astray like sheep,
but you have now returned to the shepherd and guardian of your souls.

Alleluia Jn 10:14

R. Alleluia, alleluia.
I am the good shepherd, says the Lord;
I know my sheep, and mine know me.
R. Alleluia, alleluia.

Gospel Jn 10:1-10

Jesus said:
"Amen, amen, I say to you,
whoever does not enter a sheepfold through the gate
but climbs over elsewhere is a thief and a robber.
But whoever enters through the gate is the shepherd of the sheep.
The gatekeeper opens it for him, and the sheep hear his voice,
as the shepherd calls his own sheep by name and leads them out.
When he has driven out all his own,
he walks ahead of them, and the sheep follow him,
because they recognize his voice.
But they will not follow a stranger;
they will run away from him,
because they do not recognize the voice of strangers."
Although Jesus used this figure of speech,
the Pharisees did not realize what he was trying to tell them.

So Jesus said again, "Amen, amen, I say to you,
I am the gate for the sheep.
All who came before me are thieves and robbers,
but the sheep did not listen to them.
I am the gate.
Whoever enters through me will be saved,
and will come in and go out and find pasture.
A thief comes only to steal and slaughter and destroy;
I came so that they might have life and have it more abundantly."

 

 

CÓ CHÚA ĐỒNG HÀNH

CÓ CHÚA ĐỒNG HÀNH

CHÚA NHẬT TUẦN III MÙA PHỤC SINH NĂM A

Bài đọc 1 : ( Cv 2 :14,22-33). Bài đọc 2 : ( 1 Pr 1:17-21). Tin Mừng : ( Lc 24:13-35)

Sau cái chết của Thầy Giêsu, các môn đệ sống trong tình trạng hoang mang , thất vọng. Giấc mơ của họ về một Đấng Mêsia sẽ cứu chuộc Ítraen, nay đã đổ vỡ tan tành. Trong số mười một môn đệ, có hai người đã rời bỏ anh em để về làng Emmau cách Giêrusalem chừng mười một cây số.

Họ vừa đi vừa nói về cái chết của Đức Giêsu, về tất cả những gì vừa xảy ra. Họ nhìn cái chết của Ngài dưới nhiều góc cạnh, nhưng vẫn không thể hiểu được. Một Đấng Mêsia  mà lại chịu xỉ nhục, chịu đóng đinh và đã chết trên thập giá như thế ư! Cuộc trở về Emmau của hai môn đệ tương tự người đã đánh mất niềm tin.

Trên đường đi, tình cờ họ gặp một người khách lạ mà thánh Luca cho biết: “ Chính Đức Giêsu tiến đến gần và cùng đi với họ. Nhưng mắt họ còn bị ngăn cản, không nhận ra Người.”  Sự hiện diện của Đấng Phục sinh khác với sự hiện diện của Đức Giêsu  tại Nadarét. Đây là một sự hiện diện mới mẻ, chỉ có được tỏ hiện với con mắt đức tin. Thiên Chúa đang  cùng đồng hành với chúng ta để lắng nghe nỗi lòng của con người: “ Các anh vừa đi vừa trao đổi với nhau về chuyện gì vậy.” Sau khi thuật lại những biến cố đã xảy ra tại Giêrusalem  về cái chết và tin đồn về sự sống lại của “một ngôn sứ đầy uy thế trong việc làm cũng như lời nói trước mặt Thiên Chúa và toàn dân”. Rõ ràng niềm tin và sự hiểu biết về Đấng Mêsia của họ còn non yếu.

Chỉ đến khi hai môn đệ nói xong, người khách lạ ấy mới lên tiếng chê trách hai ông: “Các anh chẳng hiểu gì cả! Lòng trí của các anh thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ! Nào Đấng Kitô lại chẳng chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao?” Người khách lạ khai mở tâm trí họ để họ nhìn vào Kinh Thánh bằng một cái nhìn mới, hướng dẫn họ về việc các ngôn sứ đã loan báo trước về Đấng Mêsia sẽ chịu đau khổ và chịu chết thế nào để rồi đi vào vinh quang ra sao. Cái chết của Đức Giêsu không phải là kết thúc một giấc mơ, nhưng  là để làm trọn lời Kinh Thánh.

Khi gần tới làng họ muốn đến, người khách lạ làm như còn phải đi xa hơn nữa. Họ nài ép người khách lạ : “ Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều và ngày sắp tàn.”  Khi ngồi đồng bàn với họ, người khách lạ cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng và bẻ ra trao cho họ. Mắt họ liền mở ra và nhận ra Đức Giêsu, nhưng Ngài đã biến mất. Điều chính yếu đã đến với hai môn đệ trên đường Emmau là niềm tin rằng Đức Giêsu yêu thương họ. Chính niềm tin này làm cho tâm hồn họ bừng cháy như lời họ đã xác nhận: “ Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao?”

Chỉ một người khách lạ trên đường Emmau, nhưng hai môn đệ lại nhìn với hai cái nhìn khác nhau. Với con mắt trần tục, hai ông chỉ nhìn người đồng hành với mình là một người khách lạ; nhưng sau khi được người khách lạ giải thích Kinh Thánh, hướng dẫn họ nhìn Đấng Kitô bằng một cái nhìn mới và được thấy lại những cử chỉ Đức Giêsu đã làm trong bữa Tiệc Ly, bằng con mắt đức tin họ đã nhận ra người khách lạ là Đức Giêsu Phục sinh. Từ những người đánh mất niềm tin bằng thất vọng, Đức Giêsu Phục sinh đã hướng dẫn họ  đến niềm tin bằng hy vọng.

Khi nhận ra người khách lạ chính là Thầy mình, bất kể đường dài mệt nhọc, “ngay lúc ấy, họ đứng dậy, quay trở lại Giêrusalem gặp nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp tại đó.” Họ đã trở lại với cộng  đoàn. Họ được tái sinh trong đức tin trong cộng đồng huynh đệ. Câu chuyện hai môn đệ trên đường Emmau là bản lược đồ hay khuôn mẫu của Bí tích Thánh Thể: Phụng vụ Thánh Thể theo sau Phụng vụ Lời Chúa

Cuộc sống của mỗi người Kitô hữu hôm nay cũng có những lúc mang tâm trạng như hai môn đệ trên đường đi Emmau do những nỗi tuyệt vọng, thất bại, buồn phiền, đau khổ. Đức Giêsu sống lại luôn đồng hành với chúng ta và lắng nghe chúng ta trong cuộc hành trình này.

LM Trịnh Ngọc Danh

Quản nhiệm Cộng Đoàn Đức Mẹ Mông Triệu Anaheim

Chúa Nhật III Phục Sinh Năm A

Chúa Nhật III Phục Sinh Năm A

CHÚA NHẬT 04-30-2017

BÀI ĐỌC I: Cv 2, 14. 22-28

"Không thể nào để cho Người bị cầm giữ trong cõi chết".

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Trong ngày lễ Ngũ Tuần, Phêrô cùng với mười một Tông đồ đứng ra, lên tiếng nói rằng: "Hỡi các người Do-thái và tất cả những ai ở Giêrusalem, xin hãy biết điều này và lắng nghe lời tôi! Hỡi những người Israel, hãy nghe những lời này: Đức Giêsu Nadarét là người đã được Thiên Chúa chứng nhận giữa anh em bằng những việc vĩ đại, những điều kỳ diệu và những phép lạ mà Thiên Chúa đã dùng Người để thực hiện giữa anh em, như chính anh em đã biết. Theo như Thiên Chúa đã định và biết trước, Người đã bị nộp, và anh em đã dùng tay những kẻ độc ác mà hành hạ rồi giết đi. Sau khi bẻ gãy xiềng xích tử thần, Thiên Chúa đã giải thoát Người khỏi những đau khổ của cõi chết mà cho Người phục sinh, vì không thể nào để cho Người bị cầm giữ trong đó. Vì chưng Đavít đã nói về Người rằng: 'Tôi hằng chiêm ngưỡng Chúa trước mặt tôi, vì Người ở bên hữu tôi, để tôi không nao núng. Vì thế, lòng tôi hân hoan, miệng lưỡi tôi hát mừng, và xác tôi yên nghỉ trong niềm cậy trông: vì Chúa không để linh hồn tôi trong cõi chết, và không để Đấng Thánh của Chúa thấy sự hư nát. Chúa đã cho tôi biết con đường sự sống và cho tôi đầy hân hoan tận hưởng nhan thánh Chúa'". Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 15, 1-2a và 5. 7-8. 9-10. 11

Đáp: Chúa sẽ chỉ cho con biết đường lối trường sinh (c. 11a).

Hoặc đọc: Alleluia.

1) Xin bảo toàn con, lạy Chúa, vì con tìm nương tựa Chúa. Con thưa cùng Chúa: "Ngài là chúa tể con, Chúa là phần gia nghiệp và phần chén của con, chính Ngài nắm giữ vận mạng của con". – Đáp.

2) Con chúc tụng Chúa vì đã ban cho con lời khuyên bảo, đó là điều lòng con tự nhủ, cả những lúc đêm khuya. Con luôn luôn đặt Chúa ở trước mặt con, vì Chúa ngự bên hữu con, con sẽ không nao núng. – Đáp.

3) Bởi thế lòng con vui mừng và linh hồn con hoan hỉ, ngay cả đến xác thịt của con cũng nằm nghỉ an toàn, vì Chúa chẳng bỏ rơi linh hồn con trong Âm phủ, cũng không để thánh nhân của Ngài thấy sự hư nát. – Đáp.

4) Chúa sẽ chỉ cho con biết đường lối trường sinh, sự no đầy hoan hỉ ở trước thiên nhan, sự khoái lạc bên tay hữu Chúa tới muôn muôn đời! – Đáp.

BÀI ĐỌC II: 1 Pr 1, 17-21

"Anh em được cứu độ bằng Máu châu báu của Đức Kitô, Con Chiên tinh tuyền".

Trích thư thứ nhất của Thánh Phêrô Tông đồ.

Anh em thân mến, nếu anh em gọi Người là Cha, Đấng không thiên vị ai khi xét đoán mỗi người theo việc họ làm, thì anh em hãy sống trong sự kính sợ suốt thời anh em còn lưu trên đất khách. Anh em biết rằng không phải bằng vàng bạc hay hư nát mà anh em đã được cứu chuộc khỏi nếp sống phù phiếm tổ truyền, nhưng bằng máu châu báu của Đức Kitô, Con Chiên tinh tuyền, không tì ố. Người đã được tiền định trước khi tác thành vũ trụ và được tỏ bày trong thời sau hết vì anh em. Nhờ Người, anh em tin vào Thiên Chúa, Đấng làm cho Người sống lại từ cõi chết, và ban vinh quang cho Người để anh em đặt cả lòng tin và niềm hy vọng nơi Thiên Chúa. Đó là lời Chúa.

ALLELUIA: x. Lc 24, 32

Alleluia, alleluia! – Lạy Chúa Giêsu, xin giải thích cho chúng con những lời Thánh Kinh; xin làm cho tâm hồn chúng con sốt sắng khi nghe Chúa nói với chúng con. – Alleluia.

PHÚC ÂM: Lc 24, 13-35

"Hai ông đã nhận ra Người lúc bẻ bánh".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Cùng ngày thứ nhất trong tuần, có hai môn đệ đi đến một làng tên là Emmaus, cách Giêrusalem độ sáu mươi dặm. Dọc đường, các ông nói với nhau về những việc vừa xảy ra. Đang khi họ nói truyện và trao đổi ý kiến với nhau, thì chính Chúa Giêsu tiến lại cùng đi với họ, nhưng mắt họ bị che phủ nên không nhận ra Người. Người hỏi: "Các ông có truyện gì vừa đi vừa trao đổi với nhau mà buồn bã vậy?" Một người tên là Clêophas trả lời: "Có lẽ ông là khách hành hương duy nhất ở Giêrusalem mà không hay biết những sự việc vừa xảy ra trong thành mấy ngày nay". Chúa hỏi: "Việc gì thế?" Các ông thưa: "Sự việc liên can đến ông Giêsu quê thành Nadarét. Người là một vị tiên tri có quyền lực trong hành động và ngôn ngữ, trước mặt Thiên Chúa và toàn thể dân chúng. Thế mà các trưởng tế và thủ lãnh của chúng ta đã bắt nộp Người để xử tử và đóng đinh Người vào thập giá. Phần chúng tôi, chúng tôi vẫn hy vọng Người sẽ cứu Israel. Các việc ấy đã xảy ra nay đã đến ngày thứ ba rồi. Nhưng mấy phụ nữ trong nhóm chúng tôi, quả thật, đã làm chúng tôi lo sợ. Họ đến mồ từ tảng sáng. Và không thấy xác Người, họ trở về nói đã thấy thiên thần hiện ra bảo rằng: Người đang sống. Vài người trong chúng tôi cũng ra thăm mồ và thấy mọi sự đều đúng như lời các phụ nữ đã nói; còn Người thì họ không gặp".

Bấy giờ Người bảo họ: "Ôi kẻ khờ dại chậm tin các điều tiên tri đã nói! Chớ thì Đấng Kitô chẳng phải chịu đau khổ như vậy rồi mới được vinh quang sao?" Đoạn Người bắt đầu từ Môsê đến tất cả các tiên tri, giải thích cho hai ông tất cả các lời Kinh Thánh chỉ về Người. Khi gần đến làng hai ông định tới, Người giả vờ muốn đi xa hơn nữa. Nhưng hai môn đệ nài ép Người rằng: "Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã về chiều, và ngày sắp tàn". Người liền vào với các ông.

Đang khi cùng các ông ngồi bàn, Người cầm bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho hai ông. Mắt họ sáng ra và nhận ra Người. Đoạn Người biến mất. Họ bảo nhau: "Phải chăng lòng chúng ta đã chẳng sốt sắng lên trong ta, khi Người đi đường đàm đạo và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta đó ư?" Ngay lúc ấy họ chỗi dậy trở về Giêrusalem, và gặp mười một tông đồ và các bạn khác đang tụ họp. Họ bảo hai ông: "Thật Chúa đã sống lại, và đã hiện ra với Simon". Hai ông cũng thuật lại các việc đã xảy ra dọc đường và hai ông đã nhận ra Người lúc bẻ bánh như thế nào. Đó là lời Chúa.

 

Third Sunday of Easter

SUNDAY 04-30-2017

Reading 1 Acts 2:14, 22-33

Then Peter stood up with the Eleven,
raised his voice, and proclaimed:
"You who are Jews, indeed all of you staying in Jerusalem.
Let this be known to you, and listen to my words.
You who are Israelites, hear these words.
Jesus the Nazarene was a man commended to you by God
with mighty deeds, wonders, and signs,
which God worked through him in your midst, as you yourselves know.
This man, delivered up by the set plan and foreknowledge of God,
you killed, using lawless men to crucify him.
But God raised him up, releasing him from the throes of death,
because it was impossible for him to be held by it.
For David says of him:
I saw the Lord ever before me,
with him at my right hand I shall not be disturbed.
Therefore my heart has been glad and my tongue has exulted;
my flesh, too, will dwell in hope,
because you will not abandon my soul to the netherworld,
nor will you suffer your holy one to see corruption.
You have made known to me the paths of life;
you will fill me with joy in your presence.

"My brothers, one can confidently say to you
about the patriarch David that he died and was buried,
and his tomb is in our midst to this day.
But since he was a prophet and knew that God had sworn an oath to him
that he would set one of his descendants upon his throne,
he foresaw and spoke of the resurrection of the Christ,
that neither was he abandoned to the netherworld
nor did his flesh see corruption.
God raised this Jesus;
of this we are all witnesses.
Exalted at the right hand of God,
he received the promise of the Holy Spirit from the Father
and poured him forth, as you see and hear."

Responsorial Psalm Ps 16:1-2, 5, 7-8, 9-10, 11

R. (11a) Lord, you will show us the path of life.
or:
R. Alleluia.
Keep me, O God, for in you I take refuge;
I say to the LORD, "My Lord are you."
O LORD, my allotted portion and my cup,
you it is who hold fast my lot.
R. Lord, you will show us the path of life.
or:
R. Alleluia.
I bless the LORD who counsels me;
even in the night my heart exhorts me.
I set the LORD ever before me;
with him at my right hand I shall not be disturbed.
R. Lord, you will show us the path of life.
or:
R. Alleluia.
Therefore my heart is glad and my soul rejoices,
my body, too, abides in confidence;
because you will not abandon my soul to the netherworld,
nor will you suffer your faithful one to undergo corruption.
R. Lord, you will show us the path of life.
or:
R. Alleluia.
You will show me the path to life,
abounding joy in your presence,
the delights at your right hand forever.
R. Lord, you will show us the path of life.
or:
R. Alleluia.

Reading 2 1 Pt 1:17-21

Beloved:
If you invoke as Father him who judges impartially
according to each one's works,
conduct yourselves with reverence during the time of your sojourning,
realizing that you were ransomed from your futile conduct,
handed on by your ancestors,
not with perishable things like silver or gold
but with the precious blood of Christ
as of a spotless unblemished lamb.

He was known before the foundation of the world
but revealed in the final time for you,
who through him believe in God
who raised him from the dead and gave him glory,
so that your faith and hope are in God.

Alleluia Cf. Lk 24:32

R. Alleluia, alleluia.
Lord Jesus, open the Scriptures to us;
make our hearts burn while you speak to us.
R. Alleluia, alleluia.

Gospel Lk 24:13-35

That very day, the first day of the week,
two of Jesus' disciples were going
to a village seven miles from Jerusalem called Emmaus,
and they were conversing about all the things that had occurred.
And it happened that while they were conversing and debating,
Jesus himself drew near and walked with them,
but their eyes were prevented from recognizing him.
He asked them,
"What are you discussing as you walk along?"
They stopped, looking downcast.
One of them, named Cleopas, said to him in reply,
"Are you the only visitor to Jerusalem
who does not know of the things
that have taken place there in these days?"
And he replied to them, "What sort of things?"
They said to him,
"The things that happened to Jesus the Nazarene,
who was a prophet mighty in deed and word
before God and all the people,
how our chief priests and rulers both handed him over
to a sentence of death and crucified him.
But we were hoping that he would be the one to redeem Israel;
and besides all this,
it is now the third day since this took place.
Some women from our group, however, have astounded us:
they were at the tomb early in the morning
and did not find his body;
they came back and reported
that they had indeed seen a vision of angels
who announced that he was alive.
Then some of those with us went to the tomb
and found things just as the women had described,
but him they did not see."
And he said to them, "Oh, how foolish you are!
How slow of heart to believe all that the prophets spoke!
Was it not necessary that the Christ should suffer these things
and enter into his glory?"
Then beginning with Moses and all the prophets,
he interpreted to them what referred to him
in all the Scriptures.
As they approached the village to which they were going,
he gave the impression that he was going on farther.
But they urged him, "Stay with us,
for it is nearly evening and the day is almost over."
So he went in to stay with them.
And it happened that, while he was with them at table,
he took bread, said the blessing,
broke it, and gave it to them.
With that their eyes were opened and they recognized him,
but he vanished from their sight.
Then they said to each other,
"Were not our hearts burning within us
while he spoke to us on the way and opened the Scriptures to us?"
So they set out at once and returned to Jerusalem
where they found gathered together
the eleven and those with them who were saying,
"The Lord has truly been raised and has appeared to Simon!"
Then the two recounted
what had taken place on the way
and how he was made known to them in the breaking of bread.

HALELLUJAH, CHÚA ĐÃ SỐNG LẠI!

15 April 2017:  Chúc mừng, Chúc mừng các anh chị em Tân Tòng!

Việc học giáo lý nay đã được thánh hóa, sau khi nhận được Nghi Thức Thanh Tẩy anh chi em Tân Tòng trở thành con cái Thiên Chúa và những thành viên mới của Hội Thánh Công Giáo, cùng với trên 1,000 người được rửa tội trong Giáo Phận Orange, và 150,000 Tín Hữu Công Giáo trên toàn nước Hoa Kỳ.

Vậy Đức Tin của các anh chi em thật có ý nghĩa, và trường cửu không những riêng trong ngày Chúa Kitô Phục Sinh, vì lẽ:

1 Cor 15:16:  Vì nếu kẻ chết không sống lại, thì Ðức Kitô cũng đã không sống lại.

Nhưng nếu Ðức Kitô đã không sống lại, thì việc anh em tin cũng hão huyền! và hiện anh em vẫn còn trong tội lỗi của anh em!  

Vậy ra những kẻ đã chết trong Ðức Kitô đều đã tận tuyệt! Nếu ta đặt mối hy vọng vào Ðức Kitô vỏn vẹn cho lúc sinh thời này thôi, thì quả ta là những kẻ khốn nạn nhất trong cả thiên hạ!

Xin coi thêm hình hãy bấm vào đây. More Pictures

SUY NIỆM CHÚA NHẬT II MÙA PHỤC SINH

CỦNG CỐ ĐỨC TIN

(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

Có một chi tiết đặc biệt liên quan tới đoạn Phúc Âm vừa nghe, đó là cùng một đoạn Phúc Âm này đã được chọn để dùng cho Chúa Nhật thứ hai phục sinh cho ba năm liền A, B, và C, nghĩa là năm nào vào Chúa Nhật thứ hai phục sinh, chúng ta cũng đều đọc, nghe đoạn Phúc Âm này. Chi tiết này nói lên tầm quan trọng và ý nghĩa phong phú trong Mùa Phục Sinh. Chúa Giêsu Phục Sinh là trung tâm và là nguồn năng lực tái tạo cộng đoàn những đồ đệ của Chúa.

Ngay từ khởi đầu đoạn Phúc Âm, chúng ta được nhắc lại việc Chúa Giêsu hiện ra cho các tông đồ nhưng lại vắng mặt Thomas, và trong lần hiện ra này, Chúa đã ban cho các tông đồ sự bình an: "Bình an cho các con". Sự bình an này làm cho các tông đồ thực sự được vui mừng. Các tông đồ được vui vì thấy Chúa, rồi Chúa trao ban cho các tông đồ Chúa Thánh Thần, quyền năng tha tội và sai các ông ra đi làm chứng cho Chúa. Các tông đồ có thể nói được trong giai đoạn này – trong phần thứ nhất của đoạn Phúc Âm hôm nay – đã tin phần nào và đã chia sẻ cho Thomas: "Chúng tôi đã xem thấy Chúa", nhưng Thomas không tin và đòi kiểm chứng một cách cụ thể. Có thể nói, đây là giai đoạn thứ hai của cộng đoàn. Thái độ cứng lòng tin của Thomas đã gây chia rẽ hay làm yếu kém đi sức mạnh làm chứng của cộng đoàn cho Chúa Phục Sinh. Một cộng đoàn chia rẽ như vậy thì chắc chắn không thể nào có sự bình an, không thể nào có niềm vui để làm chứng cho Chúa Phục Sinh.

Cộng đoàn Kitô chúng ta ngày hôm nay là một cộng đoàn của những người tin Chúa Phục Sinh đã qui tụ lại. Chắc chắn Chúa Phục Sinh hiện diện ở giữa chúng ta, Ngài là trung tâm liên kết và nâng đỡ sự hiệp nhất của cộng đoàn chúng ta, Ngài là nguồn mạch của sự bình an và niềm vui của cộng đoàn chúng ta. Chúa Phục Sinh ban cho cộng đoàn các đồ đệ đầu tiên sự bình an, Chúa Thánh Thần và sức mạnh làm chứng cho Chúa. Đó là một cộng đoàn lý tưởng cho tất cả mọi cộng đoàn Kitô khác rải rác khắp nơi trên thế giới, qua muôn thế hệ. Đó là một cộng đoàn lý tưởng, trong đó niềm vui và sự bình an đã thay thế cho sự u buồn thất vọng: thấy Chúa các tông đồ đều vui mừng. Và niềm vui, sự bình an này luôn luôn là dấu chỉ cho sự hiện diện của Chúa. Nhưng vì là những con người cụ thể, như chúng ta đây, mỗi người đều có những giới hạn của mình và cộng đoàn của chúng ta, cộng đoàn của các môn đệ Chúa chắc chắn phải trải qua những thử thách, những trở ngại.

Sự vắng mặt, sự cứng lòng tin của Thomas, thái độ của Thomas, tất cả những điều đó đã góp phần hay ảnh hưởng trên sự hiệp nhất của cộng đoàn. Sự vắng mặt của chúng ta, sự cứng lòng tin của mỗi người chúng ta hay thái độ của chúng ta đối với Chúa Giêsu cũng như đối với anh chị em, thái độ đó cũng có ảnh hưởng trên sự hiệp nhất của cộng đoàn. Chúa Giêsu đã đáp lại khuyết điểm này của cộng đoàn các tông đồ để mang lại niềm vui và sự bình an, để trao ban sứ mạng qua việc Chúa đáp lại đòi hỏi của Thomas để biến đổi ông, và Thomas đã tin và tuyên xưng: "Lạy Chúa tôi, Lạy Chúa Trời tôi, Lạy Chúa và là Chúa Trời con". Và Chúa Giêsu dường như muốn cho các môn đệ của Ngài từ đó không nên thách thức như Thomas nữa: "Phúc cho những ai không thấy mà tin".

Cộng đoàn chúng ta hôm nay cần thực hiện lý tưởng của cộng đoàn Kitô tiên khởi của các đồ đệ. Hãy để cho Chúa Giêsu Phục Sinh qui tụ chúng ta lại trong tình yêu của Người, hãy đón nhận sự bình an của Chúa trong niềm vui nhờ ân sủng của Chúa Thánh Thần để làm chứng một cách xứng đáng cho Chúa. Nhưng như vừa nói chúng ta đây là những con người có giới hạn và Chúa Phục Sinh cũng đã hiểu như thế nên Ngài đã thiết lập và để lại cho chúng ta một phương thế để tái tạo sự hiệp nhất của cộng đoàn, để gìn giữ cộng đoàn được luôn hiệp nhất với Chúa và giữa mọi người với nhau, phương thế đó là bí tích Hòa Giải: "Các con tha tội cho ai thì trên trời cũng tha; các con cầm tội ai thì trên trời cũng cầm lại".

Không có phương pháp nhân loại nào khác có sức phục hồi và củng cố sự hiệp nhất cộng đoàn các môn đệ Chúa cho bằng phương thế siêu nhiên mà Chúa Giêsu đã thiết lập và muốn cho các tông đồ sử dụng, và chúng ta biết rất rõ phương thế đó là phương thế nào. Đó là sự tha thứ bí tích, và đó cũng là bí tích của sự tha thứ. Dĩ nhiên, để lãnh nhận bí tích tha thứ của Chúa để chúng ta được tha thứ và tha thứ cho nhau, để xây dựng lại sự hiệp nhất cộng đoàn các môn đệ Chúa, để làm cho cộng đoàn chúng ta có thể chu toàn sứ mệnh Chúa đã trao phó "Hãy làm chứng cho Thầy", thì mỗi người chúng ta cần hành động như Thomas, cần kiểm điểm lại đức tin của mình và loại bỏ đi những gì không phù hợp với đức tin trong nếp sống của chúng ta, để có thể khiêm tốn tuyên xưng mỗi ngày, mỗi giây phút: "Lạy Chúa, Lạy Chúa Trời con, Lạy Chúa, con tin Chúa là Thiên Chúa và Đấng Cứu Độ của con." Cần phải canh tân đức tin hàng ngày để đức tin của chúng ta được củng cố thêm mãi, để chúng ta có được sự bình an, niềm vui và sức mạnh làm chứng cho Chúa mọi nơi, mọi lúc.

Xin Chúa giúp mỗi người chúng ta canh tân đức tin và củng cố đức tin.

Veritas Radio

 

GẶP GỠ CHÚA KITÔ PHỤC SINH

Biết các môn đệ đang buồn sầu, bối rối, bần loạn sau cái chết của Thầy, Chúa Kitô Phục Sinh mỗi lần hiện ra, đều chúc các ông: “Bình an cho các con”.

Trong suốt Tuần Bát Nhật, từ đêm vọng Phục Sinh đến nay, Chúa Nhật II Phục Sinh, các bài đọc đã trình bày cho ta nhiều lần Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra. Từ những lần thấy  Chúa Kitô Phục Sinh hiện ra, các môn đệ đã có những cảm nghiệm sau đây:

Chúa Kitô đồng hành với họ trên mọi nẻo đường.

Chúa Kitô Phục Sinh không con bị giới hạn trong không gian. Người có thể cùng lúc xuất hiện ở nhiều nơi khác nhau. Người xuất hiện trong vườn, gần mồ chôn Người. Người xuất hiện bên bờ hồ, nới các môn đệ đang chài lưới. Người xuất hiện ở làng Emmaus, cách Giêrusalem một quãng đường dài. Người xuất hiện trong phòng đang đóng kín cửa, nơi các môn đệ tụ họp. Sau này, Người còn xuất hiện ở mãi tận Damas, bên nước Syria, nơi Phaolô lùng bắt người theo đạo. Không gian xa xôi không làm chậm bước Ngài. Không gian khép kín không ngăn được bước Ngài. Chúa Kitô Phục Sinh ra khỏi mồ có mặt trên mọi nẻo đường của cuộc sống.

Chúa Kitô Phục Sinh cũng không bị giới hạn trong thời gian. Người xuất hiện với Maria khi trời còn đẫm sương khuya. Người xuất hiện bên bờ hồ với các môn đệ khi bình minh vừa ló rạng. Người xuất hiện trong phòng tiệc ly ngay giữa ban ngày. Người xuất hiện ở làng Emmaus khi trời sắp tối. Trong mọi lúc của cuộc đời, Chúa Kitô luôn có mặt. Không có thời gian nào mà Người không ở bên ta.

Chúa Kitô Phục Sinh không còn bị giới hạn, trong một cảnh ngộ cuộc sống nhất định. Trong vườn, Người xuất hiện như người làm vườn. bên những người chài lưới, Người xuất hiện như một bạn chài chuyên nghiệp, rành rẽ đường đi của đàn cá. Trên đường Emmaus, Người xuất hiện như một khách hành hương, đồng hành với hai linh hồn buồn bã, e ngại đường xa. Người xuất hiện để khích lệ các môn đệ đang lo buồn sợ hãi. Người xuất hiện để soi chiếu niềm nghi ngờ tăm tối của Tôma.

Chúa Ktô Phục Sinh khơi dậy niềm bình an, tin tưởng.

Biết các môn đệ đang buồn sầu, bối rối, bần loạn sau cái chết của Thầy, Chúa Kitô Phục Sinh mỗi lần hiện ra, đều chúc các ông: “Bình an cho các con”. Người còn thổi hơi vào các ông và nói: “Các con hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần”. Cử chỉ thổi hơi nhắc cho ta nhớ lại việc sáng tạo. Khi ấy vũ trụ còn là một khối hỗn mang, vô định hình. Rồi Thần Linh Chúa bay là  là trên mặt nước. Nhờ đó mọi vật dần dần có hình hài vóc dáng, đi vào trật tự, ổn định.

Sau cuộc khổ nạn của Đức Kitô, tâm hồn các môn đệ cũng tan nát như một khối hỗn mang, vô định hình. Chúa Kitô thổi hơi ban Thánh Thần trong một tạo dựng mới, đem lại trật tự ổn định, uốn nắn các môn đệ thành những con người mới, tràn đầy bình an của Chúa Thánh Thần. Sau khi gặp Chúa Kitô Phục Sinh, Maria buồn bã trở nên vui tươi, hai môn đệ Emmaus u sầu tuyệt vọng trở nên phấn khởi, các môn đệ chài lưới mệt mỏi rã rời được hồi phục sức lực, các môn đệ sợ sệt bối rối ẩn nấp trong phòng được bình an, Tôma nghi nan bối rối được vững niềm tin mến. Chúa Kitô Phục Sinh chính là niềm bình  an cho các ông.

Chúa Kitô Phục Sinh làm cho cuộc đời có ý nghĩa.

Sau khi Chúa Kitô bị hành hình, cả một bầu trời sụp đổ. Các môn đệ tuyệt vọng. họ sống trong lo sợ, buồn bã, chán chường. không, họ không con sống nữa vì cuộc đời đối với họchẳng còn ý nghĩa gì. họ như đã chết với Thầy. chỉ có nỗi lo sợ, nỗi buồn, niềm tuyệt vọng sống trong họ thôi. Chúa Kitô là linh hồn của họ. linh hồn đã ra đi. Xác sống sao được.

Khi Chúa Kitô Phục Sinh trở lại, những xác chết bỗng hồi sinh, những bộ xương khô bỗng chỗi dậy, mặc lấy da thịt, trở lại kiếp Người, những trái tim nguội lạnh trở lại nhịp đập, ánh mắt nụ cười lại rạng rỡ tươi vui, vì cuộc sống từ nay có một linh hồn, cuộc sống từ nay có một ý nghĩa.

Chúa Kitô Phục Sinh sai họ đi loan báo Tin Mừng Phục Sinh.

Chúa Kitô Phục Sinh đã biến đổi toàn bộ cuộc sống các môn đệ. Chúa Kitô Phục Sinh là Tin Mừng lớn lào trọng đại đem lại ý nghĩa cho cuộc đời. Nên các môn đệ không thể không loan báo Tin Mừng lớn lao đó. Maria lập tức chạy về loan tin cho các môn đệ, mời Phêrô và Gioan đến xem ngôi mộ trống. Hai môn đệ Emmaus lập tức trở về Giêrusalem bất chấp trời đã tối đen. Phêrô chạy bay ra mồ dù còn sáng sớm và còn bị nỗi sợ người Do Thái ám ảnh. Và sau này, Phaolô, sau khi ngã ngựa, đã trở thành một Người loan báo Tin Mừng không biết mệt mỏi.

Hôm nay chính Chúa Kitô Phục Sinh nói với các ông: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con”.

Tất cả những Người đã thấy Chúa Giêsu Phục Sinh đều trở thành những sứ giả loan báo Tin Mừng Phục Sinh. Tất cả các môn đệ đều lấy máu mình mà làm chứng cho lời rao giảng. Vì Chúa Kitô Phục Sinh là một Tin Mừng không thể không chia sẻ. Vì lệnh sai đi của Chúa Kitô là một lệnh truyền không thể chống cưỡng. Như Thánh Phaolô sau này đã nói: “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng”.

Hôm nay Chúa Giêsu Phục Sinh cũng đang hiện diện bên ta. Người luôn ở bên ta trong mọi thời gian. Từ buổi bình minh khi ta mới chào đời cho đến khi mặt trời chói lọi của tuổi thanh niên. Từ lúc xế chiều của đời xế bóng cho đến lúc bóng đêm tuổi già phủ xuống đời ta. Người vẫn ở bên ta trong mọi không gian: trong nhà thờ, nơi trường học, ở sở làm, nơi giải trí, trong gia đình, trong chòm xóm. Người vẫn ở bên ta trong mọi cảnh ngộ vui buồn của cuộc đời. Người ở bên em bé mồ côi đang khóc đòi vú mẹ. Người ở bên em học sinh đang mải mê đèn sách. Người ở bên cô thiếu nữ đau buồn vì bị tình phụ. Người ở bên chàng thanh niên lạc hướng giữa ngã ba đường. Người ở bên những cuộc đời bế tắc không lối thoát.

Chỉ cần quay đầu, dừng bước là gặp được Người. Hãy khao khát đón chờ Người. Hãy tỉnh thức lắng nghe tiếng bước chân Người. Bước chân Người rất nhẹ nhàng, không ồn ào. Đừng bỏ lỡ cơ hội gặp Người. Gặp được Người, lòng ta sẽ bình an, linh hồn ta sẽ hồi sinh, cuộc đời ta sẽ sống, sống mãnh liệt, sống phong phú, sống dồi dào.

Lạy Chúa Kitô Phục Sinh, con đang chìm trong cái chết dần mòn. Xin hãy đến và cho con được Phục Sinh với Người.

ĐTGM Ngô Quang Kiệt

 

CON ĐƯỜNG CỦA LÒNG TIN LÀ CON ĐƯỜNG CỦA LÒNG MẾN

Lòng thương xót của Chúa được biểu lộ qua cuộc thương khó và cái chết của Ngài trên thập giá. Điều quan trọng được Thánh Kinh ghi nhận là thân xác phục sinh của Chúa Giêsu vẫn còn mang thương tích của cuộc khổ nạn, vẫn còn lỗ đinh ở chân tay và vết giáo đâm ở cạnh sườn

Chúa nhật II phục sinh, Giáo hội tuyên dương lòng thương xót Chúa. Thánh Gioan Phaolô II đã thiết lập lễ này đáp lại ý Chúa muốn qua thánh nữ Maria Faustina: “Ta muốn ngày lễ kính lòng thương xót là một trợ giúp và là nơi trú ẩn cho mọi linh hồn và nhất là cho những người tội lỗi đáng thương. Trong ngày ấy, lòng thương xót của Ta sẽ rộng mở, Ta sẽ tuôn đổ một đại duơng hồng ân xuống các linh hồn đến gần nguồn mạch lòng thương xót của Ta” (Tiểu nhật ký, số 699). Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II qua đời vào đêm cuối tuần Phục Sinh đầu tiên (ngày 2 tháng 4 năm 2005). Lòng thương xót Chúa đã chiếu một luồng ánh sáng vào cái chết của một vị thánh thời đại.

Lòng thương xót của Chúa được biểu lộ qua cuộc thương khó và cái chết của Ngài trên thập giá. Điều quan trọng được Thánh Kinh ghi nhận là thân xác phục sinh của Chúa Giêsu vẫn còn mang thương tích của cuộc khổ nạn, vẫn còn lỗ đinh ở chân tay và vết giáo đâm ở cạnh sườn. Tin Mừng phục sinh là Tin Mừng về các vết thương đã lành nay thành những vết sẹo. Lòng thương xót ghi đậm nét nơi các vết thương trên thân thể Chúa. Vì thế, việc đầu tiên khi hiện ra với các môn đệ, sau khi trao ban bình an, là Chúa cho các ông xem các vết thương ở tay và cạnh sườn, các môn đệ vui mừng và bình an.

Lòng thương xót Chúa đối với con người trước và sau phục sinh không thay đổi, vì Chúa Giêsu vẫn là một để cho người ta nhận ra Ngài. Vết thương diễn tả lòng thương yêu của Chúa với con người không thay đổi. Ngài còn khoe và cho phép Tôma lấy tay kiểm tra vết thương.Chúa không che dấu, không tiếc xót dù Tôma có cứng lòng, đòi thực tế phải thấy mới tin.

Đức tin của Tôma

Chúa sống lại, các môn đệ không dễ dàng tin, thánh sử Luca kể: “Khi từ mộ trở về, các bà Maria Macđala, bà Gioanna và bà Maria, mẹ ông Giacôbê và các bà khác cùng đi với mấy bà này. Các bà kể cho Nhóm Mười Một và mọi người khác biết tất cả những sự việc ấy. Nhưng các ông cho là chuyện vớ vẫn, nên chẳng tin” (Lc 24,11). Thánh Matthêu thuật lại : khi mấy người phụ nữ báo tin cho các môn đệ : Chúa đã sống lại rồi, các ông cũng hoài nghi. Rồi, “khi thấy Người, các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi” (Mt 28,17). Riêng Tôma đã nói một câu quyết liệt: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin”. Đây là kiểu tin bằng lý luận kiểm chứng, chỉ tin khi thấy, khi đã có đủ bằng chứng rõ ràng hiển nhiên.

Tôma đại diện cho những người lý luận, cái gì cũng muốn xem tận mắt, bắt tận tay. Chỉ tin những gì thấy được. Chỉ chấp nhận những gì sờ được. Đòi kiểm nghiệm tất cả. Đòi tự mình chứng nghiệm tất cả. Không chỉ tin vào lời nói suông. Tôma không vội tin một cách dễ dàng như bao người khác. Ông là người có tính thực tế của khoa học phải qua kiểm chứng, kiểm nghiệm bằng mắt thấy, tai nghe, tay chân sờ mó đụng chạm hẳn hoi thì mới tin. Đây phải chăng là thái độ khôn ngoan, cẩn thận trước một quyết định hết sức quan trọng của đức tin nơi Tôma? Cám ơn thánh Tôma, vì nhờ ngài mà các môn đệ khác được chứng kiến tỏ tường Chúa sống lại, được nhìn thấy những vết thương ở tay chân và cạnh sườn Người.

Trước khi tin, Tôma phải hoài nghi đã. Tôma chỉ tin những điều hợp lý, những gì ‘thấy được, sờ được’. Đây không phải là thái độ cố chấp của Tôma mà ngược lại là thái độ không nhẹ dạ, không cả tin vội vàng bằng tai nghe. Đó là lối phân tích theo nhận định tự nhiên của con người và cũng là kinh nghiệm sống đức tin của nhiều người chúng ta. Dù sao, đây cũng là một khó khăn riêng tư của Tôma trong việc tin vào Chúa sống lại. Chúa Giêsu hiểu ông, nên đã đích thân đến và giúp cho ông dễ dàng hơn để tin vào Chúa. Ngài mời gọi ông hãy tin vững vàng. Và ông đã nói lên lời tuyên xưng đức tin thật đẹp đẽ, thật trang trọng ‘lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi’. Cuối cùng, Chúa Giêsu đã ban cho Toma sự bình an và đức tin mạnh mẽ qua sự hoài nghi, để ông tuyên xưng đức tin cá nhân của mình : “Lạy Thiên Chúa của con”. Sau khi nhận lãnh Chúa Thánh Thần, Tôma đi rao giảng Tin Mừng khắp nơi. Theo lưu truyền, ông đi rao giảng đức tin và lòng thương xót của Chúa ở Ba tư, Xyri rồi chịu tử đạo ở Ấn Độ.

Thần học gia Hans Kung nói : “người tín hữu không bao giờ nghi ngờ sẽ khó lòng hoán cải một người hoài nghi”. Nhà thần học Paul Tillich nói : “sự hoài nghi chín chắn là sự khẳng định của đức tin. Nó chứng tỏ một sự quan tâm rất nghiêm chỉnh”. Còn Thomas Merton bảo: “người có niềm tin mà chưa từng trải qua sự nghi ngờ thì không phải là người có niềm tin”. Jean Guitton, một nhà triết học người Pháp, nói: “Chính vì nghi ngờ thường trực mà tôi lại có thể tin vững”. Thực tế, trên đời có biết bao điều chúng ta không thấy mà vẫn tin, không kiểm tra được mà vẫn phải chấp nhận và sống điều ấy. Sự hoài nghi giúp chúng ta trưởng thành trong đức tin, thúc đẩy ta thắc mắc, tìm hiểu, học hỏi, cầu nguyện, nghiên cứu sách vở (Lm. Pet. Bi Trọng Khẩn).

Lòng mến của Gioan

Có hai mức độ tin: mức độ thấp là tin vì thấy,tin dựa vào bằng chứng; mức độ cao là tin mà không cần thấy, tin không dựa trên bằng chứng mà dựa trên tình yêu.Đây là mối phúc thứ 9 như lời Chúa Giêsu nói với tông đồ Tôma : “Phúc cho những ai không thấy mà tin” (Ga 20,28). Không thấy mà tin không có nghĩa là tin một cách mù quáng, vu vơ, không có cơ sở, không có lập trường mà là bằng tình yêu nên đức tin vững mạnh hơn, truởng thành hơn.Thánh Gioan, “người môn đệ Chúa yêu”, bằng tình yêu, Gioan “đã thấy và đã tin” và nhận ra điều mà mọi người khác không nhận ra. Phúc âm kể: khi thấy một bóng người mờ mờ đi trên mặt biển, mọi người khác đều tưởng là ma, chỉ có Gioan là tức khắc nhận ra đó là Thầy mình. Khi Chúa Phục Sinh hiện ra bên bờ biển hồ Tibêria, “các môn đệ không nhận ra” nhưng “ môn đệ được Chúa Giêsu thương mến” đã nhận ra và nói với Phêrô “Chúa đó” (Ga 21, 4-7)…Rõ ràng, con đường tình yêu đi đến niềm tin nhanh chóng hơn, nhẹ nhàng hơn, thoải mái hơn.

Tin mừng Phục Sinh cho thấy: có hai con đường dẫn tới đức tin, một con đường bằng lý luận với những bằng chứng rõ ràng, và con đường thứ hai là dựa vào tình yêu thoạt xem có vẻ tầm thường nhưng thực ra lại nhanh chóng, nhẹ nhàng và cũng không kém phần vững chắc. Chúng ta hãy củng cố đức tin của mình bằng cả hai con đường đó. Phải có những suy nghĩ lý luận thật vững chắc về Chúa, mặt khác chúng ta cũng hãy cố gắng yêu mến Chúa ngày càng nhiều hơn, bởi vì cũng như thánh Gioan, nếu có thêm sức mạnh của tình yêu, chúng ta sẽ được mở mắt để nhận biết những gì mà người không yêu Chúa không nhận biết.

Lòng Chúa Xót Thương

Nhân loại thời nay khát khao một “Thiên Chúa tình yêu giàu lòng thương xót” (1Ga 4,8; Ep 2.4) để họ tôn thờ, tựa nương và tìm được ý nghĩa cuộc đời. Năm Thánh Lòng Thương Xót là cơ hội để đào sâu đức tin và canh tân chứng tá Kitô giáo. Lòng thương xót là tình yêu thương, là lòng trắc ẩn với người đau khổ, với người nghèo đói, với người bệnh tật, với người tội lỗi. Nhân loại thời nay cần tình yêu, đây là một dấu chỉ của thời đại.Vì thế, mỗi người tùy vào khả năng của mình hãy đặc biệt quan tâm đến việc thực thi lòng thương xót. Mỗi tín hữu được mời gọi trở thành nhân tố tích cực để sống và làm chứng cho lòng thương xót.

Điều làm nên nét độc đáo của người tín hữu là nhân đức thương xót, thể hiện bằng đạo yêu thương, được bộc lộ nơi bản thân và cuộc đời mỗi cá nhân. Mỗi người, bằng cách thực thi bác ái, lòng thương xót và tha thứ, có thể trở nên dấu chỉ quyền năng tình yêu của Thiên Chúa có sức biến đổi tâm hồn, đem lại hòa giải và bình an.Trong Tông sắc Misericordiae Vultus (Dung mạo Lòng Thương Xót), ĐTC Phanxicô nói: “Thời đại ngày nay, khi Hội Thánh đang thực thi công cuộc Tân Phúc Âm hóa, lòng thương xót quả là cần thiết để một lần nữa tạo nên nhiệt tình mới và đổi mới các hoạt động mục vụ. Điều tối quan trọng đối với Hội Thánh, cũng như để làm cho lời rao giảng của Hội Thánh đáng tin, chính là sống và làm chứng cho lòng thương xót. Ngôn ngữ và hành động của Hội Thánh cần phải thông truyền lòng thương xót, để đến với trái tim con người và giúp họ gặp thấy lối đường dẫn về Chúa Cha” (số 12). Đáp lại lời kêu gọi của ĐTC Phanxicô, trong Thư gởi cộng đoàn Dân Chúa (17.9.2015), HĐGMVN nhấn mạnh: “Mỗi người Công giáo phải trở thành nhân tố tích cực trong việc xây đắp nền văn minh tình thương và văn hóa sự sống. Không có những chứng nhân của lòng thương xót, xã hội sẽ trở thành một sa mạc hoang vu, cằn cỗi, không sức sống”.

Chúa Phục Sinh cho các tông đồ xem những thương tích cuộc khổ nạn nay đã thành sẹo như mời gọi các ngài chiêm ngắm chính nguồn mạch của Lòng Thương Xót không bao giờ cạn vơi.

Thánh Tôma Aquinô đã cầu nguyện rằng: “Chúa ơi, con không xin được xem thương tích Chúa như ông Tôma tông đồ, nhưng con tuyên xưng Chúa là Chúa của con. Hãy làm cho con luôn tin vào Chúa, cậy trông vào Chúa và yêu mến Chúa nhiều hơn nữa”. Người kitô hữu đôi khi không cần trí tuệ để tin vào những thực tại thiêng liêng; không cần giác quan để kiểm soát những dấu chỉ mầu nhiệm trong đạo, mà cần sống bằng lòng mến. Càng yêu mến nhiều thì càng tin chắc. Càng tin vững thì càng bình an. Như vậy, con đường của lòng tin là con đường của lòng mến. “Ai xót thương người, sẽ được Thiên Chúa xót thương” (Mt 5,7). Những ai luôn tin vào sự hiện diện của Chúa Giêsu phục sinh đều luôn sống tích cực và khám phá ra điều kỳ diệu trong những cái tầm thường để có khả năng chứng mình về tình yêu và lòng thương xót của Chúa.   

LM Giuse Nguyễn Hữu An

Chúa Nhật Tuần II Phục Sinh Năm A

Chúa Nhật Tuần II Phục Sinh Năm A

LỄ KÍNH LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA

CHÚA NHẬT 04-23-2017

BÀI ĐỌC I: Cv 2, 42-47

"Tất cả mọi kẻ tin, đều sống hoà hợp với nhau và để mọi sự làm của chung".

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Khi ấy, các anh em bền bỉ tham dự những buổi giáo lý của các Tông đồ, việc thông hiệp huynh đệ, việc bẻ bánh và cầu nguyện. Mọi người đều có lòng kính sợ. Vì các Tông đồ làm nhiều việc phi thường và nhiều phép lạ tại Giêrusalem, nên mọi người đều sợ hãi. Tất cả mọi kẻ tin đều sống hoà hợp với nhau và để mọi sự làm của chung.

Họ bán tài sản gia nghiệp, rồi phân phát cho mọi người tuỳ nhu cầu từng người.

Hằng ngày họ hợp nhất một lòng một ý cùng nhau ở trong đền thờ, bẻ bánh ở nhà, họ dùng bữa cách vui vẻ đơn sơ; họ ca tụng Thiên Chúa và được toàn dân mến chuộng. Hằng ngày Chúa cho gia tăng số người được cứu rỗi. Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 117, 2-4. 13-15. 22-24

Đáp: Hãy cảm tạ Chúa, vì Chúa hảo tâm, vì đức từ bi của Người muôn thuở (c. 1).

Hoặc đọc: Alleluia.

1) Hỡi nhà Israel, hãy xướng lên: "Đức từ bi của Người muôn thuở"Hỡi nhà Aaron, hãy xướng lên: "Đức từ bi của Người muôn thuở". Hỡi những người tôn sợ Chúa, hãy xướng lên: "Đức từ bi của Người muôn thuở". – Đáp.

2) Tôi đã bị đẩy, bị xô cho ngã xuống, nhưng Chúa đã phù trợ tôi. Chúa là sức mạnh, là dũng lực của tôi, và Người trở nên Đấng cứu độ tôi. Tiếng reo mừng và chiến thắng vang lên trong cư xá những kẻ hiền nhân. Tay hữu Chúa đã hành động mãnh liệt.- Đáp.

3) Phiến đá mà những người thợ xây loại bỏ, đã biến nên tảng đá góc tường. Việc đó đã do Chúa làm ra, việc đó kỳ diệu trước mắt chúng ta. Đây là ngày Chúa đã thực hiện, chúng ta hãy mừng rỡ hân hoan về ngày đó. – Đáp.

BÀI ĐỌC II: 1 Pr 1, 3-9

"Nhờ việc Đức Giêsu Kitô từ cõi chết sống lại, Người đã tái sinh chúng ta để chúng ta hy vọng được sống".

Trích thư thứ nhất của Thánh Phêrô Tông đồ.

Chúc tụng Thiên Chúa là Cha Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, vì lòng từ bi cao cả, nhờ việc Đức Giêsu Kitô từ cõi chết sống lại, Người đã tái sinh chúng ta để chúng ta hy vọng được sống, được hưởng gia nghiệp không hư nát, tinh tuyền, không suy tàn, dành để cho anh em trên trời. Anh em được bảo vệ trong quyền năng của Thiên Chúa, nhờ tin vào sự cứu độ đã được mạc khải trong thời sau hết. Lúc đó anh em sẽ vui mừng, tuy bây giờ anh em phải sầu khổ một ít lâu giữa trăm chiều thử thách, để đức tin anh em được tôi luyện, nên quý hơn vàng được thử lửa bội phần, nhờ đó, anh em được ngợi khen, vinh quang và vinh dự khi Đức Giêsu Kitô hiện đến. Anh em yêu mến Ngài, dù không thấy Ngài, và anh em tin Ngài, dù bây giờ anh em cũng không thấy Ngài; bởi anh em tin, anh em sẽ được vui mừng vinh quang khôn tả, vì chắc rằng anh em đạt tới cứu cánh của đức tin là phần rỗi linh hồn. Đó là lời Chúa.

ALLELUIA: Ga 20, 29

Alleluia, alleluia! – Chúa phán: "Tôma, vì con đã xem thấy Thầy nên con đã tin. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin". – Alleluia.

PHÚC ÂM: Ga 20, 19-31

"Tám ngày sau Chúa Giêsu hiện đến".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, những cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín, vì sợ người Do-thái, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông và nói rằng: "Bình an cho các con". Khi nói điều đó, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng vì xem thấy Chúa. Chúa Giêsu lại phán bảo các ông rằng: "Bình an cho các con. Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con". Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: "Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại". Bấy giờ trong Mười hai Tông đồ, có ông Tôma gọi là Điđymô, không cùng ở với các ông khi Chúa Giêsu hiện đến. Các môn đệ khác đã nói với ông rằng: "Chúng tôi đã xem thấy Chúa". Nhưng ông đã nói với các ông kia rằng: "Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ở tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin".

Tám ngày sau, các môn đệ lại họp nhau trong nhà và có Tôma ở với các ông. Trong khi các cửa vẫn đóng kín, Chúa Giêsu hiện đến đứng giữa mà phán: "Bình an cho các con". Đoạn Người nói với Tôma: "Hãy xỏ ngón tay con vào đây, và hãy xem tay Thầy; hãy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng lòng, nhưng hãy tin". Tôma thưa rằng: "Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!" Chúa Giêsu nói với ông: "Tôma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con đã tin. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin".

Chúa Giêsu còn làm nhiều phép lạ khác trước mặt các môn đệ, và không có ghi chép trong sách này. Nhưng các điều này đã được ghi chép để anh em tin rằng Chúa Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sống nhờ danh Người. Đó là lời Chúa.

 

Second Sunday of Easter (or Sunday of Divine Mercy)

SUNDAY 04-23-2017

Reading 1 Acts 2:42-47

They devoted themselves
to the teaching of the apostles and to the communal life,
to the breaking of bread and to the prayers.
Awe came upon everyone,
and many wonders and signs were done through the apostles.
All who believed were together and had all things in common;
they would sell their property and possessions
and divide them among all according to each one's need.
Every day they devoted themselves
to meeting together in the temple area
and to breaking bread in their homes.
They ate their meals with exultation and sincerity of heart,
praising God and enjoying favor with all the people.
And every day the Lord added to their number those who were being saved.

Responsorial Psalm Ps 118:2-4, 13-15, 22-24

R. (1) Give thanks to the LORD, for he is good, his love is everlasting.
or:
R. Alleluia.
Let the house of Israel say,
"His mercy endures forever."
Let the house of Aaron say,
"His mercy endures forever."
Let those who fear the LORD say,
"His mercy endures forever."
R. Give thanks to the LORD, for he is good, his love is everlasting.
or:
R. Alleluia.
I was hard pressed and was falling,
but the LORD helped me.
My strength and my courage is the LORD,
and he has been my savior.
The joyful shout of victory
in the tents of the just:
R. Give thanks to the LORD, for he is good, his love is everlasting.
or:
R. Alleluia.
The stone which the builders rejected
has become the cornerstone.
By the LORD has this been done;
it is wonderful in our eyes.
This is the day the LORD has made;
let us be glad and rejoice in it.
R. Give thanks to the LORD, for he is good, his love is everlasting.
or:
R. Alleluia.

Reading 2 1 Pt 1:3-9

Blessed be the God and Father of our Lord Jesus Christ,
who in his great mercy gave us a new birth to a living hope
through the resurrection of Jesus Christ from the dead,
to an inheritance that is imperishable, undefiled, and unfading,
kept in heaven for you
who by the power of God are safeguarded through faith,
to a salvation that is ready to be revealed in the final time.
In this you rejoice, although now for a little while
you may have to suffer through various trials,
so that the genuineness of your faith,
more precious than gold that is perishable even though tested by fire,
may prove to be for praise, glory, and honor
at the revelation of Jesus Christ.
Although you have not seen him you love him;
even though you do not see him now yet believe in him,
you rejoice with an indescribable and glorious joy,
as you attain the goal of your faith, the salvation of your souls.

Alleluia Jn 20:29

R. Alleluia, alleluia.
You believe in me, Thomas, because you have seen me, says the Lord;
blessed are they who have not seen me, but still believe!
R. Alleluia, alleluia.

Gospel Jn 20:19-31

On the evening of that first day of the week,
when the doors were locked, where the disciples were,
for fear of the Jews,
Jesus came and stood in their midst
and said to them, "Peace be with you."
When he had said this, he showed them his hands and his side.
The disciples rejoiced when they saw the Lord.
Jesus said to them again, "Peace be with you.
As the Father has sent me, so I send you."
And when he had said this, he breathed on them and said to them,
"Receive the Holy Spirit.
Whose sins you forgive are forgiven them,
and whose sins you retain are retained."

Thomas, called Didymus, one of the Twelve,
was not with them when Jesus came.
So the other disciples said to him, "We have seen the Lord."
But he said to them,
"Unless I see the mark of the nails in his hands
and put my finger into the nailmarks
and put my hand into his side, I will not believe."

Now a week later his disciples were again inside
and Thomas was with them.
Jesus came, although the doors were locked,
and stood in their midst and said, "Peace be with you."
Then he said to Thomas, "Put your finger here and see my hands,
and bring your hand and put it into my side,
and do not be unbelieving, but believe."
Thomas answered and said to him, "My Lord and my God!"
Jesus said to him, "Have you come to believe because you have seen me?
Blessed are those who have not seen and have believed."

Now, Jesus did many other signs in the presence of his disciples
that are not written in this book.
But these are written that you may come to believe
that Jesus is the Christ, the Son of God,
and that through this belief you may have life in his name.

 

ÁNH SÁNG CUỐI CON ĐƯỜNG

 ÁNH SÁNG CUỐI CON ĐƯỜNG

CHÚA NHẬT PHỤC SINH

Bài đọc 1 : ( Cv 10:34,37-43). Bài đọc 2 : (Cl 3: 1-4). Tin Mừng : (Ga 20:1-9)

Táng xác Thầy vội vã chưa kịp làm đúng các thủ tục phải có, sáng sớm, ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Maria Macđala và mấy phụ nữ nữa mua dầu thơm để đi ướp xác Thầy. Các bà lo âu : Tảng đá nặng thế, ai sẽ lăn ra được đây. Thật bất ngờ, khi đến mộ, tảng đá đã được lăn ra; nhìn vào trong, các bà chẳng thấy có ai. Ngôi mộ trống. Hoảng hốt, các bà chạy về báo cho ông Phêrô và người môn đệ Thầy yêu mến: “ Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ, và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu? “ Có người đã đánh cắp xác Thầy rồi ư! Phêrô và Gioan cùng chạy ra mồ. Còn trai trẻ, Gioan tới mộ trước. Ông thấy những băng vải vẫn còn đó, nhưng không vào. Chờ cho Phêrô đến, cả hai cùng vào. Họ tận mắt nhìn thấy “ngôi mộ trống, thấy những băng vải để ở đó, và khăn che đầu Đức Giêsu. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuộn lại, xếp riêng ra một nơi.” Qua những đấu hiệu ấy và dựa vào lời Kinh Thánh, ông Gioan đã thấy và ông đã tin. “  Những gì ông  thấy chỉ để minh chứng cho những gì ông đã được biết qua Kinh Thánh về những gì Đấng Mêsia sẽ phải trải qua.  Ông xác tín Thầy đã sống lại vì ông có một niềm tin vào truyền thống của dân Chúa, và vào những gì Thiên đã Chúa mặc khải qua thời gian.

Chúa Giêsu đã sống lại. Allêluia! Đó là tin vui và niềm hy vọng  cho cả nhân loại, và cho những ai đặt niềm tin vào Thiên Chúa như thánh Phaolô đã nói : “Nếu Đức Kitô đã không chỗi dậy, thì lòng tin của anh em thật hão huyền, và anh em vẫn con sống trong tội lỗi của anh em.” và ngài làm chứng rằng: “ Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh, rồi Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã chỗi dậy, đứng như lời Kinh Thánh. Người đã hiện ra với ông Kêpha, rồi với nhóm Mười Hai. Sau đó, Người đã hiện ra với hơn năm trăm anh em một lượt, trong số ấy phần đông hiện nay còn sống, nhưng một số đã an nghỉ. Tiếp đến, Người hiện ra với ông Giacôbê, rồi với tất cả các Tông Đồ. Sau hết, Người đã hiện ra với tôi, là kẻ chẳng khác nào một đứa trẻ sinh non.” Rồi ngài kết luận: “ Tóm lại, dù tôi hay các vị khác rao giảng, thì chúng  tôi đều rao giảng như thế, và anh em đã tin như vậy.”

Chúng ta tin Chúa sống lại nhưng không trực tiếp tiếp cận với những biến cố đã xảy ra, nhưng qua những chứng nhân là các môn đệ và Kinh Thánh. Vì thế mọi sự trở nên bấp bênh và khó khăn hơn; nhưng với thời gian và với niềm tin Con Thiên Chúa đã đồng hành với chúng ta qua thời gian, những điều đó chứng minh rằng chúng ta chứng kiến mầu nhiệm phục sinh bằng niềm tin.

Sự phục sinh của Chúa Giêsu cho phép chúng ta tin tưởng và vui mừng về sự phụ sinh của chúng ta. Nguyên lý của đời sống mới là  kết hợp với Đức Kitô phục sinh như thánh Phaolô đã viết: “ Anh em đã được chỗi dậy cùng với Đức Kitô, nên hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa. Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới.” nếu  chúng ta tin Đức Kitô đã chỗi dậy để chỉ đặt niềm tin vì cuộc đời này hơn là vì cuộc sống ngày mai thì thật tội nghiệp như lời thánh  Phaolô  đã nói:  “ Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Kitô chỉ vì đời này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người.”

Vậy chúng  ta phải sống niềm tin ấy như thế nào? Mơ hồ về số phận con người sau cái chết! hay thương nhớ người thân bằng môt tâm tình sẽ phôi phai theo thời gian! Dường như chúng ta vẫn còn nhập nhằng chưa dứt khóat về cuộc sống trần gian và cuộc sống vĩnh cửu trên Nước Thiên Chúa.

LM Trịnh Ngọc Danh

Quản nhiệm Cộng Đoàn Đức Mẹ Mông Triệu Anaheim