Xin Cho Danh Ngài Được Cả Sáng

“Oh!  Chào Sơ.  Lâu qúa không gặp, Sơ khỏe không?”

“Dạ, cám ơn Cha con khỏe.  Cha khỏe không ạ?”

“Cám ơn Sơ, Cha vẫn bình thường.  Cha vào hội nhá, có gì nói chuyện sau.”

“Vâng. Con gặp Cha sau.”

Đã lâu tôi không gặp Cha.  Tôi quen Cha vì có lần tôi làm thiện nguyện nơi giáo xứ của Cha.  Khi rảnh hai Cha con thừơng tâm sự về những nỗi vui buồn của cộng đoàn nơi Cha phục vụ.  Cha là người ngoại quốc nhưng rất thương và lo lắng cho Cộng Đoàn người Việt trong Giáo Xứ của Cha.  Khi họp xong, Cha và tôi tâm sự.  Sau vài câu xã giao,  Cha hỏi:

“Sơ ạ, sao cộng đoàn người Việt nói chung không biết đoàn kết với nhau?  Những hội đoàn trong cùng Giáo Xứ cũng hay thường tranh chấp với nhau.  Cộng đoàn người Việt trong xứ của Cha bây giờ cũng như trong những giáo xứ khác đang có nhiều chuyện bất đồng.  Sơ có thể cho Cha biết là tại sao người Việt không có tinh thần đoàn kết?”

Những câu hỏi của Cha đã làm cho tim tôi nhức nhối và như rướm máu.   Những ví dụ cụ thể mà Cha đưa ra thật đúng với nhưng gì đang diễn ra trong các cộng đoàn nên tôi không  thể nói gì hơn ngoài việc im lặng và xót xa.  Tim tôi làm sao không nhức nhối và rướm máu khi chứng kiến cảnh một người Cha, một linh mục ngoại quốc,  dốc hết tình thương yêu và lo lắng cho người Việt; trong khi những người có trách nhiệm trong các hội đoàn thì tranh chấp và không thể làm việc chung với nhau trong tình yêu thương của Thiên Chúa.  Trước sự kiện đó, tôi chỉ biết ngồi nghe và thầm nghĩ không hiểu tại sao đã bao năm sống trên đất Mỹ rồi mà cái “tính” không đoàn kết của người Việt chúng ta vẫn “còn đó.”

Tối về tôi dành giờ để suy nghĩ và cầu nguyện.  Tôi cám ơn Chúa và, ở đây, cũng xin chân thành cám ơn tất cả những quí vị đã, đang, và còn tiếp tục “tình nguyện” phục vụ Chúa và Giáo Hội qua cộng đoàn trong những lãnh vực: dậy Giáo Lý, Việt ngữ, và phụ trách hội các Bà Mẹ Công Giáo, Liên Minh Thánh Tâm, hội đồng Mục Vụ, cũng như những hội đoàn khác.  Nếu như không có sự “cộng tác” hăng say của quí vị thì Giáo Hội nói chung và đặc biệt Giáo Hội Việt Nam nói riêng sẽ không còn những người con “Việt Nam” trên đất hải ngoại này.  Tôi vui sướng và hạnh phúc khi thấy các nhà Thờ Việt Nam hầu hết đều có đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể và nhiều hội đoàn khác.  Tuy nhiên cũng có những điều làm tôi cảm như những mũi dao đâm thấu vào con tim.  Đó là những bất đồng và tranh chấp mà Cha đã đề cặp tới.  Phải chăng đó là vì “danh lợi,” “tiếng tăm,” “phô trương,” “ích kỹ/kiêu ngạo,” và “cái tôi” vĩ đại?!  Phải chăng “chúng” là những nguyên do vì sao có sự tranh chấp giữa các hội đoàn ngay trong những Giáo Xứ-Cộng Đoàn, nơi người Việt chúng ta đã sinh sống hơn ba mươi năm qua!

Nếu nói về “danh lợi,” thì phải chăng chúng ta phụng vụ Chúa với chủ ý muốn người ta chú ý đến mình để “danh mình được cả sáng”  thay vì đưa họ đến với Chúa để “danh Ngài được cả sáng?”  Phải chăng chúng ta đã trở nên to lớn đến nổi che lấp Chúa và đẩy Ngài về phía sau?  Phải chăng chúng ta đã không biết đứng qua một bên để Chúa lộ diện?  Có lẽ vì thế mà người khác không thấy được Chúa nhưng chỉ thấy “chúng ta!?”  Nếu thật sự là như vậy thì chúng ta đã sống ngược với lời Thánh Gioan:  “Chúa phải nổi bật lên, còn tôi phải lu mờ đi” (Gioan 3:30).  Phải chăng khi làm việc và nghe được những lời khen ngợi thì chúng ta vui vẽ, sung sướng hay “bay bổng lên tận trời cao” vì nghĩ rằng “tự mình” đã làm điều đó.  Còn nếu như không ai khen ngợi, ngó đến thì mặt chúng ta sẽ giống như chiếc “bánh bao chiều” hay qủa bóng bị “xì hơi!?”  Nếu vậy thì việc làm của chúng ta đã bị “phụ thuộc” vào lời khen!  Chúng ta đã làm “cho” chính mình và “vì” mình thay vì làm với tính cách “vô điều kiện” như Chúa đã mời gọi chúng ta làm!

Nếu nói vì lòng ích kỹ/kiêu ngạo thì phải chăng chúng ta luôn nghĩ:  “Ý kiến tôi đúng nhất và hay nhất.  Tại sao mọi người không theo ý kiến tôi chứ?”  Chúng ta “bực mình và cáu kỉnh” khi không ai muốn theo ý kiến mình đã đưa ra!  Chúng ta không nên vì vậy mà quên đi Lời Chúa:  “ Vì cùng nhau kiêu ngạo, tự hào về khả năng của Nhóm mình, nên con cái của Noe không còn hiểu tiếng nói của nhau nữa ( Sáng Thế Ký, chương 11,1-9)   Chúng ta quên rằng chúng ta “cùng” làm việc với những người khác nếu không thì:  “Vì ghen tị lẫn nhau, con cái ông Giacóp muốn lọai bỏ em mình ( Sáng Thế Ký, chương 37, 12-36).   “Mục đích” chúng ta làm là “không phải” cho chính mình mà cho “lợi ích” chung cúa cộng đoàn, cho Giáo Hội, và cho Nước Trời.

Thiết nghĩ, có những sự không hiệp nhất giữa các hội đoàn với nhau là vì chúng ta đã quên đi bài hát:  “Xin hiệp nhất chúng con nên một trong tình yêu Chúa…” hay câu Thánh Kinh:  “Chính Người làm cho các bộ phận ăn khớp với nhau và toàn thân được kết cấu chặt chẻ, nhờ mọi thứ gân mạch nuôi dưỡng và mỗi chi thể hoạt động theo chức năng của mình.  Như thế Người làm cho toàn thân lớn lên và được xây dựng  trong tình bác ái.” (Ephisians 4:16)  Bởi đâu chúng ta quên đi câu Kinh Thánh hay bài hát chúng ta thường nghe?  Phải chăng cũng chính vì sự “ích kỹ, lợi  danh?”

Mùa Vọng là mùa của “đợi chờ.”  Đợi chờ “Chúa đến” và “ngự trị trong lòng” mỗi người chúng ta.  Những bài Sách Thánh từ đầu Mùa Vọng đến nay nhắc nhở chúng ta rất nhiều là “Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thắng để Người đi” (Mác-cô 1:3)  Thánh Gioan Tẩy Gỉa đã nhắc nhỡ chúng ta là chính người đã “không xứng đáng” cởi dây giầy cho Chúa.  Nếu Thánh Gioan Tẩy Giả đã nghĩ như vậy thì chúng ta có xứng đáng đễ “cởi dây giầy cho Thánh Gioan không?”

Lạy Chúa, trong Mùa Vọng này, xin cho chúng con biết nhìn lại chính mình để nhận ra những gai góc, những gồ ghề, những chỗ lồi lõm nơi tâm linh chúng con để chúng con có thể “san bằng” chúng để đón Chúa ngự trị trong lòng chúng con.  Chúng con không muốn giống như cộng đoàn của Adam và Evà vì Ađam, Evà muốn chiếm chổ của Thiên Chúa, nên cộng đoàn thuận hòa của họ trở nên xung khắc, đỗ lỗi cho nhau  (Sáng Thế Ký, chương 3)  Xin giúp chúng con biết làm mọi sự vì mến Chúa yêu người và nhất là thâm tín rằng chúng con làm cho cộng đoàn, cho Giáo Hội, cho Nước Trời, nhất là cho chính Chúa chứ không phải cho chính “cái tôi” của chúng con vì “Chúa phải nổi bật lên, còn tôi phải lu mờ đi” (Gioan 3:30) và “The body is a unit, though it is made up of many parts; and though all its parts are many, they form one body. So it is with Christ.”  (1 Corinthians 12:12)

Amen.

Sister Linh Dao, OP

Comments are closed.